QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP LẠNH LIỆU PHÁP QUA SOI PHẾ QUẢN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP LẠNH LIỆU PHÁP QUA SOI PHẾ QUẢN

CHỈ ĐỊNH

– K phế quản không thể phẫu thuật, nguyên phát hoặc thứ phát, tổn thương gây bít tắc khí phế quản hoặc ho ra máu kéo dài, nhưng không mang tính chất cấp cứu.

– Một số u lành : papilloma, leiomyoma, mô hạt..

– Carcinoma in situ.

– Lấy dị vật, cục máu đông, nút nhầy phế quản.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Suy hô hấp.

– Rối loạn đông máu.

– Tổn thương gây chít hẹp > 50% lòng khí quản. NGUYÊN TẮC

Chất được dùng để tạo nhiệt độ lạnh là N2O (nitrous oxide). Được nén ở dạng lỏng, khi bốc hơi N2O sẽ tạo nhiệt độ lạnh đến -890C (hiệu ứng Joule-Thompson). Với nhiệt độ lạnh này, các tế bào sẽ bị chết do hình thành các tinh thể nước đánội-ngoại bào kèm hiện tượng thuyên tắc vi mạch. Quá trình này có thể diễn tiến chậm trong nhiều ngày.

Các mô nhạy với áp lạnh: da, màng nhày (mucuos membrane), nội mạc (endothelium), mô hạt.

Các mô kháng với áp lạnh: mỡ, sụn, mô liên kết, mô xơ.

PHƯƠNG TIỆN

– Hệ thống nội soi phế quản ống mềm với ống soi có kênh thủ thuật đường kính 2,8mm.

– Hệ thống nén và xả khí N2O kèm bình chứa N2O.

– Que áp lạnh mềm.

KỸ THUẬT

– Đưa ống soi mềm vào đường thở, đến gần vị trí tổn thương.

– Luồn que áp lạnh vào ống soi đến khi đầu que thò ra khỏi ống soi ít nhất 2cm (để nhiệt độ lạnh ở đầu que không làm hư hại ống soi).

– Que áp lạnh có thể được chọc thẳng góc vào tổn thương hoặc áp trên bề mặt tổn thương. Đạp bàn đạp của máy nén-xả N2O trong 30 giây để vận hành hệ thống làm lạnh. Ngưng đạp để rã đông que áp lanh. Lập lại các chu kỳ làm đông-rã đông 2-3 lần cho mỗi vị trí.

– Chọn một vị trí khác trên tổn thương, áp lạnh tiếp 2-3 chu kỳ. Khoảng cách giữa các vị trí áp lạnh đủ gần để các quầng lạnh giao với nhau. Cứ thế cho đến khi toàn bộ bề mặt tổn thương được áp lạnh.

– Sau 7-10 ngày soi phế quản lại để gắp các mô đã hoại tử ra ngoài và áp lạnh tiếp tổn thương nếu cần.

– Đối với các tổn thương ở khí quản, nên dùng corticosteroid trong vòng 24 giờ sau khi thực hiện kỹ thuật áp lạnh để phòng ngừa hiện tượng viêm phù nề thứ phát.

Việc chuẩn bị bệnh nhân, kỹ thuật nội soi, theo dõi trong khi soi không khác gì với quy trình nội soi phế quản ống mềm thông thường.

BIẾN CHỨNG

Rất ít gặp, có thể có:

– Rung nhĩ hoặc nhịp tim chậm.

– Co thắt phế quản.

– Sốt.

– Xuất huyết.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *