Cúc Lục Lăng có tác dụng gì, chữa bệnh gì, mua ở đâu?

Cúc lục lăng là cây thảo sống nhiều năm, cao 40–100 cm. Thân mập, phần cành tới phần trên, có cánh suốt dọc thân. Lá thuôn dài đến 8 cm, đầu tù, gốc thuôn dần, mép có răng nhỏ, có lông mịn sát và tuyến tiết. Chuỳ hoa ở ngọn các nhánh; hoa đầu cao 6-7mm, lá bắc nhiều hàng, nhọn. Quả bế cao 1mm, có lông mào trắng, dài 4-5mm. Ra hoa từ mùa thu đến đầu mùa xuân.

Cúc lục lăng là gì?

Cúc lục lăng, Linh đan hôi – Laggera alata (DC.) Sch.-Bip. ex Oliv., thuộc họ Cúc – Astera- ceae.

Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-100cm. Thân mập, phần cành tới phần trên, có cánh suốt dọc thân. Lá thuôn dài đến 8cm, đầu tù, gốc thuôn dần, mép có răng nhỏ, có lông mịn sát và tuyến tiết. Chuỳ hoa ở ngọn các nhánh; hoa đầu cao 6-7mm, lá bắc nhiều hàng, nhọn. Quả bế cao 1mm, có lông mào trắng, dài 4-5mm. Ra hoa từ mùa thu đến đầu mùa xuân. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Laggerae Alatae.

Nơi sống và thu hái:

Cây mọc dại trong các rừng thông, rừng thưa, các savan có ở các tỉnh vùng cao như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh cho tới Ninh Thuận, Lâm Đồng. Thu hái cây vào mùa hạ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Cây cúc lục lăng dùng trong điều trị viêm Amidan
Cây cúc lục lăng dùng trong điều trị viêm Amidan

Tính vị, tác dụng:

Vị đắng và cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng tiêu thũng trừ độc, tán ứ, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng trị 1. Cảm cúm, ho kéo dài; 2. Đau thấp khớp, đau lưng; 3. Viêm thận, phù thũng; 4. Vô kinh, đau bụng trước khi sinh. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mô tế bào, tràng nhạc, đau xương, bỏng, eczema, rắn cắn; lấy một lượng vừa đủ cây tươi giã đắp ngoài hoặc đun nước tắm rửa. Xem thêm: Cây cà gai leo!

Sử dụng trong  y học:

Bộ phận dùng: toàn cây – Herba Laggerae Alatae. Cúc lục lăng có vị đắng và cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng tiêu thũng trừ độc, tán ứ, giảm đau, thường dùng trị:

  • Viêm Amidan, viêm họng;
  • Cảm cúm, ho kéo dài;
  • Đau thấp khớp, đau lưng;
  • Viêm thận, phù thũng;
  • Vô kinh, đau bụng trước khi sinh.

Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mô tế bào, tràng nhạc, đau xương, bỏng, eczema, rắn cắn; lấy một lượng vừa đủ cây tươi giã đắp ngoài hoặc đun nước tắm rửa.[2]

Các nhà khoa học thuộc Bộ môn Y học cổ truyền và Nghiên cứu thuốc từ thiên nhiên, trường đại học Chiết Giang, thành phố Hàng Châu, Trung Quốc đã công bố kết quả nghiên cứu đặc tính kháng viêm của nhóm chất phenol (TPLA) có trong cúc lục lăng: TPLA có tác dụng chống viêm trên mô hình chống viêm cấp và mãn tính. Cơ chế chống viêm của nó có thể có liên quan tới quá trình ức chế sự tạo thành PGE2 (prostaglandin E2 gây viêm và đau), có ảnh hưởng tới hệ chống oxy hoá, và ngăn ngừa quá trình giải phóng lysozyme (men phá hủy thực bào và mô, làm gia tăng quá trình gây viêm). Thành phần chính trong nhóm chất phenol (TPLA) cũng đã được xác định, đó chính là các axít dicaffeoylquinic.

Nhóm axit dicaffeoylquinic trong cúc lục lăng:

Virus chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm amidan và các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên.

Trên nền tảng những tài liệu ghi chép được lưu truyền từ xa xưa, các nhà khoa học tiếp tục khai thác nghiên cứu sâu về khả năng kháng virus mạnh của Cúc lục lăng trong điều trị viêm amidan

Một thí nghiệm về khả năng kháng virus cực mạnh của cúc lục lăng đã được thực hiện tại 3 bệnh viện của Côn Minh, Trung Quốc. Tổng cộng có 133 trẻ mắc viêm đường hô hấp trên ở giai đoạn đầu tham gia. Tất cả các bệnh nhi được cho sử dụng hỗn hợp cao chiết xuất từ cúc lục lăng và 1 hỗn hợp đối chứng với liều lượng mỗi ngày 3 lần liên tiếp trong vòng 5 ngày. Các triệu chứng và đáp ứng lâm sàng bao gồm các biến cố bất lợi ở cả hai nhóm được đánh giá và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được thực hiện khi ghi danh và sau 120 giờ.

Kết quả hỗn hợp chiết xuất từ Cúc lục lăng cho kết quả sau 96 giờ. Phản ứng tốt hơn về điểm số lâm sàng, tỷ lệ hô hấp, độ bão hòa oxy, triệu chứng thở khò khè giảm nhanh và nhịp tim ổn định hơn. Cùng với số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và aspartate aminotransferase thấp hơn so với hỗn hợp đối chứng.

Các Bác sĩ đã đưa ra kết luận hỗn hợp Cúc lục lăng có hiệu quả và an toàn khi được kê toa ở trẻ nhập viện trong trường hợp viêm đường hô hấp trên. Một nghiên cứu nữa được thực hiện vào năm 2007 để tìm kiếm hoạt chất trong Cúc Lục Lăng có tác dụng kháng virus cũng cho thấy: 3 axit dicaffeoylquinic là axit 3,5-O-dicaffeoylquinic, axit 4,5-O-dicaffeoylquinic và acid 3,4-O dicaffeoylquinic có tác dụng kháng virus rất mạnh, nhất là với các nhóm virus gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan.

Ứng dụng trong điều trị viêm amidan:

Ứng dụng khả năng phục hồi và hỗ trợ điều trị của cúc lục lăng cho bệnh viêm amidan, viêm họng cấp và mạn tính.

Với những đặc tính riêng biệt, cúc lục lăng trở thành cây thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa viêm amidan, viêm họng hiện nay. Những hợp chất được tổng hợp tự nhiên từ các loại thảo dược đa phần rất lành tính, an toàn, hấp thu nhanh chóng. Đặc biệt những bệnh phổ biến thường xuyên phải sử dụng thuốc như viêm amidan, người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không phải đối mặt với nguy cơ nhờn thuốc.

Cúc lục lăng!
Cúc lục lăng!

Tiếp nối những tinh hoa của y học cổ truyền hàng ngàn đời nay kết hợp y học hiện đại tiếp tục nghiên cứu và làm rõ khả năng của cúc lục lăng trong hỗ trợ phòng và khắc phục các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên. Từ tiền đề kết quả nghiên cứu đó với mong muốn tạo ra sản phẩm tiện lợi phần nào thay thế được kháng sinh trong trị viêm amidan và viêm họng an toàn, Bác sĩ Hoàng Sầm đã nghiên cứu thành công bài thuốc điều phối các thảo dược:

  • Cúc lục lăng giúp kháng virus hô hấp mạnh, kháng viêm.
  • Sơn đậu căn tác dụng kháng viêm.
  • Lược vàng tác dụng chính diệt khuẩn.
  • Thăng ma giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm.

39 loại hợp chất có trong cúc lục lăng sẽ ức chế virus khởi nguyên gây viêm amidan, viêm họng ngăn phát triển và khiến chúng tự diệt theo thời gian. Các thảo dược bổ trợ khác có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm ngay tại chỗ làm giảm nhanh triệu chứng như ho, ngứa rát cổ họng và diệt trừ vi khuẩn. Bài thuốc áp dụng phương pháp tinh chiết cao dược liệu hiện đại đã được ứng dụng chế tạo thành sản phẩm được đông đảo cộng đồng phản hồi hiệu quả, tác dụng nhanh.

Viêm amidan là gì?

80% viêm amidan, viêm họng là do virus. Sau khoảng 24 giờ virus xâm nhập, vi khuẩn “ăn theo” gây bội nhiễm, rối loạn tại chỗ. Tận diệt triệt để virus ngay từ khi mới xâm nhập thì sẽ không bị viêm amidan.
Viêm amidan là viêm vòng bạch huyết Waldeyer ở trong cổ. Bác sĩ Hoàng Sầm- Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam, nguyên giảng viên chính Bộ môn Đông y, Đại học Y dược Thái Nguyên – lý giải: “Vòm họng có 6 cái amidan, tạo thành 1 cái cổng, là cửa tử của vi khuẩn, virus. Virus, vi khuẩn muốn xâm nhập vào sâu trong họng thì phải qua vòm này”.

Nếu ngay từ đầu chúng ta diệt được virus thì sẽ không bị viêm họng, viêm amidan. Viêm họng, viêm amidan do một loại virus có tên là Octomiosovidede gây ra. Virus này là do nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên, sẽ gây ra rối loạn tại chỗ: viêm, phù nề, đau, xuất tiết… trong vòng khoảng 24 giờ vi khuẩn ăn theo “quậy phá” gây viêm nặng hơn. Sẽ xuất hiện các triệu chứng: ho, đờm dãi gây khò khè, sốt, đau họng, nuốt khó, sổ mũi, nhức đầu, cơ thể mỏi mệt… Do đó, khoảng 80% viêm amidan, viêm họng là do virus.

Ngày đầu tiên khi bị virus tấn công gây viêm họng, việc sử dụng kháng sinh không hiệu quả, vì kháng sinh không có tác dụng với virus. Thậm chí còn làm cơ thể suy yếu thêm. Chỉ nên uống nhiều nước, uống nước trái cây có vitamin C, tăng sức đề kháng hoặc dùng thảo dược làm bức tường ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội chen vào. Tận diệt virus ngay thì vi khuẩn không có cơ hội “xuất quân”. Nếu phải dùng kháng sinh thì đến ngày thứ 2, 3 mới có hiệu quả.

Trong các đề tài nghiên cứu về thảo dược để tìm ra phương án nhanh – gọn – an toàn để tiêu diệt virus thì các nhà khoa học Trung Quốc, Việt Nam đã phát hiện ra cây cúc lục lăng. Xem thêm: Viêm gan B!

Nguồn: namduocgiatruyen.com

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *