Còn có tên gọi khác là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp,… Tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Là một loại cỏ sống lâu năm, mọc thành cụm, cao 50-80cm, thân cây có nhiều rãnh dọc, cành non có lông nhỏ. Lá mọc so le, rộng, không có cuống, mặt trên lá có màu xanh lục sẫm, nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ và màu trắng tro. Khi vò nát lá có mùi thơm hắc. Hoa mọc thành chùy kép, gồm nhiều cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt.
Là một cây thuốc quý, từ xưa đã được áp dụng rộng rãi trong dân gian, để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau của sanduoc.net.
Công dụng của cây ngải cứu
Chữa đau bụng kinh
Lấy 6-12g ngải cứu sắc lấy nước hoặc hãm như trà uống 3 lần trong ngày, uống vào một tuần trước dự kỳ có kinh. Theo dược sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu Tp.HCM, dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi cùng một vài hạt muối, hơ nóng rồi chườm lên bụng có hiệu quả rất tốt.
Điều trị các bệnh về tiêu hóa
Chất glucoside có trong ngải cứu có tính axit, có tác dụng thải độc gan và túi mật. Đồng thời, làm tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi.
Ngoài ra, chamazulene trong ngải cứu là một chất chống viêm tự nhiên có tác dụng nhuận tràng và kích thích tiêu hóa.
Trị đau đầu, cảm cúm
Dùng 300g lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, rồi thêm vào 2 thìa mật ong, vắt lấy nước uống vào bữa trưa và chiều, liên tục trong 2 tuần.
Hoặc có thể dùng kết hợp lá ngải cứu, lá bưởi, lá sả, đun cùng với 1 lít nước trong 20 phút. Sau đó dùng nước này để xông cho ra mồ hôi, lau sạch rồi nằm nghỉ tránh gió.
Tăng cường sức đề kháng
Ngải cứu giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi kết hợp bạc hà và ngải cứu có thể giải ngộ độc thực phẩm và điều trị cảm sốt.
Tốt cho hệ thần kinh
Chất absinthin có trong ngải cứu là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê ảnh hưởng đến trung ương thần kinh, tác động làm thư giãn và loại bỏ stress, lo lắng.
Trị rong kinh
Dùng 12g ngải cứu, 10g đương quy, 10g sinh địa, 5g bạch thược, 3g xuyên khung, sắc cùng với 800ml nước cho đến khi còn 300ml, lọc lấy nước rồi thêm vào 12g a giao, quấy đều, chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa tử cung lạnh dẫn đến vô sinh
Lấy mỗi vị một lượng vừa đủ gồm ngải cứu, đương quy, hương phụ, xuyên khung, thục địa, hương phụ, tất cả tán thành bột mịn, làm viên, mỗi lần uống 12-16g với nước sôi để nguội.
Trị huyết trắng, chân tay đau nhức, kinh nguyệt không đều
120g ngải cứu, 120g bạch thược, 120g ngô thù du, 240g hương phụ, 120g đương quy, 120g hoàng kỳ, 40g sinh địa, 180g tục đoạn, 120g xuyên khung, 20g quan quế, tất cả tán thành bột mịn, làm viên. Mỗi ngày uống 12-14g, chia 3 lần với nước sôi để nguội.
- Chữa hầu họng nóng đau, ăn uống khó khăn: Lấy 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, ngậm và nuốt dần.
- Trị kinh nguyệt có máu đen và xấu: Dùng 20g ngải cứu sắc với 400ml nước, cho đến khi còn 200ml, thêm đường vào cho dễ uống, chia 2 lần trong ngày.
Ngoài những công dụng chữa bệnh tuyệt vời trên, cây ngải cứu cũng có những tác dụng phụ không mong muốn nếu áp dụng sai đối tượng, bạn đọc có thể tham khảo thêm về những lưu ý nên tránh khi dùng cây được blogger Đặng Đình Quyết tổng hợp tại bài viết https://caythuocdangian.com/
Ngãi cứu thật sự tốt cho sức khỏe. Thanh nhiệt cực tốt