Phó giáo sư, Tiến sỹ, Đại tá: Hồ Bá Do là ai, công tác ở đâu, học vị ra sao, thông tin thế nào… hãy cùng sanduoc.net tìm hiểu toàn bộ thông tin về PGS.TS Hồ Bá Do bên dưới.
Nội dung chính trong bài viết
Thông tin Hồ Bá Do!
- Phó giáo sư, Tiến sỹ, Đại tá: Hồ Bá Do
- Nguyên Phó Viện trưởng Viện thực phẩm chức năng Việt Nam
- Giảng viên chuyên ngành Vệ sinh, dịch tễ môi trường – Bộ môn Dịch tễ học – Học viện Quân Y
- Sinh ngày: 20/12/1948
- Học hàm: Phó giáo sư
- Học vị: Tiến sĩ
- Quê quán: Xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Quá trình công tác Hồ Bá Do!
- 1966 – 1967: Nhập ngũ, Hộ lý tại Viện Quân Y 103
- 1974 – 2008: Giảng viên Đại học và Sau Đại học – Bộ môn Dịch tễ học – Học viện Quân Y
- 1993: Giảng viên chính tại Học viện Quân Y
- 1998 – 2008: Phó Chủ nhiệm bộ môn Vệ sinh, dịch tễ môi trường – Học viện Quân Y
- 2001: Chuyên gia y tế Đào tạo vệ sinh, dịch tễ môi trường tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 2004: Chuyên viên Kỹ thuật Quân y – Bộ Quốc phòng – Bộ môn dịch tễ học – Học viện Quân Y
Một số công trình nghiên cứu khoa học!
- Chủ nhiệm và tham gia 42 đề tài/công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học
- Chuyên gia giảng dạy và nghiên cứu về Vệ sinh, dịch tễ môi trường.
Một số chia sẻ của PGS. TS. Hồ Bá Do
Đại tá, PGS. TS. Hồ Bá Do, Học viện Quân y và BS, DS Bùi Thanh Hải, Chuyên gia về Y học cổ truyền cùng 2 bệnh nhân đến trường quay VTV2 để tư vấn và giải đáp thắc mắc của khán giả về bệnh đại tràng.
Theo Đại tá, PGS. TS. Hồ Bá Do, 2 biểu hiện chính của bệnh viêm đại tràng là rối loạn đại tiện và đau bụng. Khám thực thể triệu chứng bệnh VĐT thường rất nghèo nàn. Ấn bụng bị đau nhiều hay ít dọc theo khung đại tràng. Nội soi đại tràng có thể thấy viêm trợt, viêm loét niêm mạc đại tràng hay co thắt khung đại tràng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không có tổn thương đại tràng. Xem thêm: Lương y Quý Thanh!
Việc điều trị viêm đại tràng tùy theo từng trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn (berberin, biseptol, ercefuryl…), chống nấm (nystatin), chống ký sinh trùng (flagyl, klion, fugacar…), chống miễn dịch (liệu pháp corticoid), giảm đau và chống co thắt (papaverin, no-spa, spasmaverine…), Chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn (smecta, antibio, bioflor, biolactyl…), tâm lý liệu pháp, thuốc an thần nếu cần.
Chia sẻ về ăn nhạt ở trẻ nhỏ
Theo PGS.TS Hồ Bá Do, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y, trào lưu không cho trẻ ăn muối, thậm chí cắt giảm lượng muối dưới mức quy định sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Việc kiêng không ăn muối tuyệt đối chỉ đúng với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi. Giai đoạn này trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn. Trong sữa mẹ và sữa công thức đã có lượng muối đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ nhỏ. Khi trẻ tới tuổi ăn dặm thì cần phải được bổ sung theo lượng muối đúng với nhu cầu. Xem thêm: Lục Xuân Út!
“Muối là nhu cầu thiếu yếu của cơ thể số lượng dùng muối sẽ tăng theo độ tuổi. Ví dụ, trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi chỉ cần 1g muối/ngày, từ 1-3 tuổi trẻ cần 2g muối/ngày, trẻ từ 4-6 tuổi cần 3g muối/ngày, trẻ từ 7-10 tuổi cần 5g muối/ngày và từ 11 tuổi trở lên cần 6-7g muối/ngày”, PGS.TS Hồ Bá Do nói.
Chia sẻ về các sản phẩm như Curcumin
“Các hoạt chất có trong các thảo dược quý của Việt Nam như: Curcumin, Trà xanh, Xạ đen, Rau má, Linh chi đỏ, kết hợp với các hoạt chất như: Selen, Bioperin, Pycnogenol và các vitamin B1, B5, B6 giúp bảo vệ màng nhân tế bào, nhân tế bào, ngăn chặn sớm sự đột biến của tế bào ung thư, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh do suy giảm hệ miễn dịch. Với tác dụng phổ biến trên diện rộng các sản phẩm chứa các thành phần này góp phần lấp khoảng trống lớn trong chăm sóc sức khỏe dự phòng”. Xem thêm: Phạm Văn Thanh!
Nguồn: namduocgiatruyen.com