Virus cúm (Influenza virus) là thành viên chính của nhóm Orthomyxovirus, là căn nguyên gây bệnh cúm: nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính tạo dịch do 3 tuýp cúm A, B, C.
Nội dung chính trong bài viết
1. Đặc điểm sinh học:
1.1 Hình thể và cấu trúc:
Virus cúm có dạng hình cầu, kích thước 100 – 120 nm.
– Lõi là ARN sợi đơn, cúm A và B phân làm 8 đoạn gen, cúm C phân làm 7 đoạn gen. Trên mỗi đoạn gen của virus chứa đựng nhiều mật mà di truyền.
– Capsid được cấu tạo bởi các phân tử protein củng với ARN tạo thành nucleocapsid đối xứng xoăn.
– Vỏ envelope được cấu tạo bởi lớp phân tử kép lipid, trên bề mặt của nó có các gai nhú. Các gai nhỏ đó được cấu tạo bởi glycoprotein, đây là thành phần kháng nguyên hemaglutinin (H) và neuraminidase (N). Kháng nguyên H có chức năng giúp virus bám lên bề mặt tế bào cảm thụ và xuyên thùng màng tế bào. Kháng nguyên N có tác dụng thúc đẩy sự lắp ráp và chín muồi của virus trong tế bào cảm thụ. Hiện nay, có 13 cấu trúc H được kỳ hiệu từ H – H3 và 9 cấu trúc kháng nguyên N được ký hiệu từ N – Ng. kháng nguyên H và N luôn thay đổi để tạo ra các tuýp virus mới.
1.2 Đề kháng:
Virus cúm bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C 30 phút. Nhạy cảm với các dung môi hòa tan lipid như: ether, cloroform, formalin… tia cực tím có tác dụng bất hoạt virus cúm nhưng không phá hủy cấu trúc kháng nguyên.
– Vững bền ở pH từ 4 – 9.
– Ở 0°C đến 4°C virus cúm sống được vài tuần và ở – 20°C đông khô virus cúm sống được hàng năm.
2. Khả năng gây bệnh:
Virus cúm sân nhập vào cơ thể qua con đường hô hấp, bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Đối tượng cảm thụ là người khỏe mạnh, chưa có kháng thể kháng virus cúm.
Bệnh biểu hiện với các triệu chứng: sốt nhẹ, hắt hơi, đau đầu, đau mình, ho, xuất tiết nhiều nước mắt, nước mũi. Đối với trẻ nhỏ có thể gặp sốt cao, co giật, viêm dạ dày – ruột, trẻ sơ sinh còn có biểu hiện nặng hơn với các triệu chứng viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não dẫn tới tử vong. Bệnh ở đường hô hấp do virus thường kèm theo bội nhiễm vi khuẩn do đó làm cho bệnh ngày càng nặng thêm. Virus cúm A thường gây đại dịch với chu kỳ 7 – 10 năm, virus cúm B gây ra vụ dịch nhỏ hơn với chu kỳ 5 – 7 năm. Virus cúm C chỉ gây bệnh lẻ tẻ ở các khu tập thể mới hình thành.
3. Chẩn đoán vi sinh vật:
3.1. Chẩn đoán trực tiếp:
– Bệnh phần được lấy vào những ngày đầu của bệnh, là nước xuất tiết đường mũi – họng. Sau đó được xử lý bằng dung dịch kháng sinh.
– Bệnh phẩm được cấy vào môi trường nuôi cấy tế bào một lớp như: Tế bào bào thai gà, tế bào thần khỉ, hoặc tế bào thường trực vero… xác định hiệu giá virus bằng phản ứng ngưng kết hông câu.
– Định typ virus bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu, kết hợp bổ thể . . .
– Có thể tìm trực tiếp virus cúm từ bệnh phẩm bằng phản ứng PCR, miến dịch huỳnh quang.
3.2 Chẩn đoán gián tiếp:
– Lấy máu kép, tách lấy phần huyết thanh và bảo quản ở – 20°C.
– Làm các phản ứng: Kết hợp bổ thể, ức chế ngưng kết hồng cầu, ELISA
– Hiệu giá kháng thể lần 2 phải tăng gấp 4 lần hiệu giá kháng thể lần 1, mới được xác định là bệnh nhân bị bệnh cúm.
4. Phòng bệnh và điều trị:
4.1 Phòng bệnh:
– Phòng không đặc hiệu: + Phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân nhưng khó do bệnh lây qua đường hô hấp.
+ Dùng thuốc sát trùng nhỏ mũi, giữ vệ sinh răng miệng.
+ Dùng inteferon.
– Phòng đặc hiệu:
+ Vacxin sống giảm độc lực tiến, hiệu quả bảo vệ không cao do virus hay đột biến, hiệu quả miễn dịch thường tồn tại dưới 12 tháng.
4.2 Điều trị:
– Trong vụ dịch có thể sử dụng amanthadin và rimanthadin để điều trị.
– Dùng kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn.
– Dùng các thuốc điều trị triệu chứng.
– Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, bằng chế độ ăn giàu đạm và vitamin.
– Interfenonl
Xem thêm: Virus viêm gan B! Vi khuẩn Hp trong dạ dày lây qua đường nào!