Đỗ trọng bắc, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Cây Đỗ trọng bắc là gì?

Đỗ trọng còn được gọi với cái tên tư trọng, ty liên bì. Tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv, thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).

Là giống cây nhỡ, chiều cao lên tới 10m hoặc có thể hơn đối với những cây lâu năm. Vỏ cây màu xám, vỏ cây và lá có chứa nhựa mủ trắng, khi bẻ vỏ cây sẽ thấy những sợi trắng mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ. Lá mọc so le, hình trứng, đầu nhọn, màu lục bóng, mép khía răng. Quả hình thoi, dẹt, màu nâu, đầu xẻ làm 2 thành hình chữ V.

Phân bố:

Đỗ trọng là loại cây di thực, ở nước ta có thể bắt gặp Đỗ trọng ở các tỉnh miêng bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình,… .

Đỗ trọng bắc, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Dùng vỏ thân của cây Đỗ trọng để làm thuốc (Cortex Eucommiae), thu hái vào mùa xuân. Vỏ được bóc ra, đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6 – 7 ngày đến khi mặt trong có màu đen, phơi hay sấy khô, cạo vỏ ngoài cho nhẵn.

Thành phần hóa học:

Vỏ Đõ trọng có chứa chất nhựa, chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.

Tác dụng – công dụng chung của cây Đỗ trọng bắc:

Đỗ trọng chữa đau lưng, chân gối mỏi yếu, đau nhức xương, phong thấp sưng tê phù, xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương, động thai, có thai đau bụng, tăng huyết áp.

Theo đông y:

Đỗ trọng có vị ngọt, đắng, hơi cay, tính ấm, ôn, không độc vào các kinh Thận, Can, thủ Thái âm Phế có tác dụng bổ trung,, ích tinh khí, kiện cân cốt, cường chí, nhuận can táo, bổ can hư, thận, cường cân cốt, an thai,… . Chủ trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt, lưng đau, nức chân không muốn bước, trị chứng thận hư, liệt dương, thai động, thai lậu, trụy thai,… .

Dùng với liều từu 8 – 16g dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Đỗ trọng bắc:

Đỗ trọng có tác dụng hạ Cholesterot trong huyết thanh, giúp dãn mạch, tăng lưu lượng máu của động mạch vành (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng), có tác dụng kháng viêm, tăng cường chứcnăng vỏ tuyến thượng thận (Trung Dược Học), chống co giật và giảm đau (Trung Dược Học).

Dược liệu Đỗ trọng có khả năng làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệm chứng minh dược liệu có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau (Trung Dược Học).

Tác dụng hạ áp: Nước sắc và dịch cồn chiết xuất được từ cây Đỗ trọng bắc đều có tác dụng hạ áp. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư gĩan cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học) nhưng tác dụng hạ áp này chỉ duy trì được trong một khoảng thời gian ngắn (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). Ngoài ra còn có tác dụng làm tăng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn, nhưng đối với tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hưng phấn lại rất nhẹ (Trung Dược Học), rút ngắn thời gian chảy máu và có tác dụng lợi tiểu (Trung Dược Học).

Đặc biệt, Thuốc sắc từ cây Đỗ trọng còn có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩnColi, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B (Trung Dược Học).

Một số bài thuốc có cây Đỗ trọng bắc:

Trị thắt lưng đau do thận hư:

Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng sau đó thêm vào sữa tô 1 cân, chia làm 10 thang, Mỗi đêm lấy 1 thang ngâm với nước cho tới canh năm, bắc bếp sắc đến khi còn 3 phần, giảm còn 1, lấy nước, bỏ bã, rồi lấy 3 – 4 cái thận dê, xắt lát bỏ vào sắc tiếp, bỏ tiêu muối vào như nấu canh uống lúc đói (Hải Thượng Phương).

Bài thuốc trị khớp xương đau nhức:

Bài 1: Dùng thục địa, đỗ trọng, hy thiêm thảo, cốt toái bổ, hà thủ ô, kê huyết đằng, độc hoạt, phòng đảng sâm, xuyên quy, kim ngân hoa, thổ phục linh mỗi thứ 12g, can khương 4g, cam thảo 4g, ngưu tất 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc đau khớp mãn tính do phong thấp, nhất là đau chi dưới:

Độc hoạt 12g + Tang ký sinh, tế tân, sinh địa, xuyên khung, nhục quế, nhân sâm, đỗ trọng, tần giao, quy thân, bạch thược, phòng phong, phục linh, cam thảo, ngưu tất mỗi vị 8g, đem tất cả các vị đi sắc lấy nước uống.

Trị đau lạnh các khớp, nhất là tay, chân; cảm giác nặng nề, co duỗi khó khăn, đau thường cố định, ít di chuyển. Đêm đau nặng hơn ngày, trời lạnh đau tăng, ê ẩm:

Độc hoạt, phòng phong, tần cửu, đương quy, bạch thược, xuyên khung, đỗ trọng, ngưu tất mỗi vị 9g + đảng sâm, bạch phục linh mỗi vị 12g + tang ký sinh 18g + sinh địa 15g + cam thảo 6g + tế tân 3g + quế chi 1,5g. Cho tất cả các vị vào sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, trước bữa ăn 1 giờ, uống khi còn ấm.

Ôn thận tráng dương, trị thận hư, liệt dương, di tinh:

Lộc nhung 125g + đỗ trọng, mạch môn, ty tử, , thỏ ngưu tất, câu kỷ tử, sơn dược mỗi vị cân lấy 250g + ngũ vị tử 63g + thục địa 500g + sơn thù nhục 240g. Tất cả đem đi nghiền thành bột mịn, thêm lượng mật vừa đủ làm thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối nhạt.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:

Dừa cạn 160g + lá đinh lăng 180g + hoa hòe 150g + cỏ xước 160g + đỗ trọng 120g + chi tử 100g + cam thảo đất 140g. Đem các vị đi sao vàng, tán thành vụn nhỏ trộn đều. Ngày lấy 40g sắc chung với 1 lít nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Dùng uống thay nước trong ngày.

Lưu ý:

  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *