Cam thảo, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Cây Cam thảo là gì?

Cây Cam thảo còn có nhiều tên gọi khác là cây Sinh cam thảo, bắc cam thảo, quốc lão,… . Tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch, thuộc Họ Cánh Bướm hoặc họ Đậu với tên danh pháp khoa học là Fabaceae

Ây thân thảo sống lâu năm, nhẵn, lá kép lông chim gồm 4 – 8 đôi lá chét hình bầu dục, nguyên, lá kèm rất nhỏ. Hoa màu xanh lơ hoặc tím, nhỏ, nhiều, tành chùm dạng bông hình trụ. Đài có lông tuyến, hình ống, tràng hình bướm. Bầu 2 đến nhiều noãn, đầu nhụy nghiêng. Quả cong rất dẹt, mặt quả có nhiều lông. Hạt 2 – 4 hạt, hình lăng kính. Rễ cam thảo hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu.

Phân bố:

Cây Cam thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau di thực qua nước ta, được trồng nhiều ở các tỉnh như Vĩnh Phú (thuộc tam đảo), Hải Hưng và Hà Nội.

Cam thảo, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Rễ của cây Cam thảo (Radixx Glycyrrhizae). Rễ và thân ngầm đào lên, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, ủ đống làm cho màu trở nên vàng, sua đó phơi và sấy khô.

Thành phần hóa học:

Cam thảo có chứa Saponin (glycyrrhizin), flavonoid, estrogen steroid, dẫn chất coumarin,… .

Tác dụng – công dụng chung của cây Cam thảo:

Chữa viêm họng cấp, mạn tính, viêm amidan, ho, suyễn, nhiều đờm. Bồi bổ cơ thể trong trường hợp ăn uống kém, vô lực, hồi hộp, mệt mỏi thiếu màu. Chữa đau bụng, đau dạ dày, gân mạch co rút; chữa mụn nhọt đinh đọc sưng đau,… .

Theo đông y:

Cam thảo có vị ngọt, tính bình đi vào kinh Tỳ, Vị, Tâm và Phế có tác dụng giải độc, kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục, lợi khí huyết, hạ chí, chỉ khát, ôn trung và thông kinh mạch, định phách, dưỡng khí, ích tinh, thông cửu khiếu, lợi bách mạch và an hồn, ích khí, nhuận phế, thông hành 12 kinh và hoãn cấp, chỉ thống, chỉ khai và thanh nhiệt,… .

Dùng với liều từu 4 – 12g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột làm thành viên hoàn. Thường phối hợp với các bài thuốc khác.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Cam thảo:

Glycyrrhizin có trong cây cam thảo có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm có thể giúp điều trị viêm gan C, giúp giải độc và bảo vệ gan khỏi sự phá hủy của Carbon tetrachloride.

Rễ Cam thảo có chứa hoạt chất Glycyrrhiza glabra được có tác dụng chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus của cây cam thảo, giúp cải thiện bệnh chốc lở, viêm nang lông, viêm mô tế bào và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng..

Glabridin và glabrene có trong rễ cam thảo giúp giảm đau và làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng. Đặc biệt, chúng còn có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng buồn nôn, ợ nóng do đau dạ dày gây ra. Ngoài ra, dịch chiết từ cây cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.

Một số bài thuốc có cây Cam thảo:

Chữa đau dây thần kinh hông:

Kê huyết đằng 20g + ngưu tất, hồng hoa, đào nhân, nghệ vàng mỗi vị cân lấy 12g + nhọ nồi 10g + cam thảo 4g. Cho vào sắc với 400ml nước, sắc đến khi còn 100ml nước,  gân bỏ bã lấy nước uống, chia làm 2 lần dùng trong ngày.

Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng:

Bạc hà 8g + Thuyền thoái (bỏ chân) 12g + Thạch cao 24g + Cam thảo 6g, cho tất cả vào sắc lấy nước uống (Thanh Giải Thang – Trung dược học).

Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt:

Bạc hà 4g + Cát cánh 8g + Kinh giới 12g + Phòng phong 8g + Cương tằm 12g + Cam thảo 8g, cho tất cả vào sắc lấy nước uống (Tổng Phương Lục Vị Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa:

Bạc hà 4g + Ngưu bàng tử 12g + Thuyền thoái 4g + Cam thảo 4g. Cho tất cả vào sắc chung lấy nước uống thì sởi mọc ra (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Điều trị cảm cúm:

20g Cam thảo + 40g Bạch chỉ + 1 quả táo gọt vỏ + 3 củ hành + 3 lát gừng + 50 hột đậu xị, đem đi sắc chung với 2 bát nước, sắc đến khi còn khoảng 1 bát nước thì chắt ra uống khi còn ấm. Đảm bảo uống đến khi cơ thể tỏa nhiệt ra mồ hôi thì sẽ khỏi.

Điều trị đi tiểu khó:

80g Bạch chỉ tẩm cùng giấm phơi hoặc sấy khô, tán nhuyễn. Cam thảo và mộc thông bắc bếp sắc lấy nước riêng. Mỗi lần dùng lấy 8g bột trên uống cùng nước sắc.

Trị mất ngủ do thần kinh căng thẳng:

Bình vôi 12g + Lạc tiên 12g + vông 12g + Liên tâm 6g + Cam thảo 6g. Cho tất cả vào sắc chung, lấy nước uống. Duy trì uống mỗi ngày một thang.

Ho, hen suyễn:

Vỏ rễ cây dâu 20-40g, thêm nước vào sắc uống. Nếu bạn có hãy thêm vào một lượng vừa đủ Địa cốt bì và Cam thảo.

Lưu ý:

  • Không sử dụng Cam thảo quá liều đối với người cao huyết áp, hạ kali máu, gặp vấn đề về tiêu hóa, phù, giữ nước do có thành phần Glycyrthizin sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ và có hại cho sức khỏe.
  • Sôi bụng, đầy bụng không nên dùng.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *