9 bệnh thường gặp khi CÓ THAI, mẹ biết 1 con khoẻ 10!

Những bệnh trong khi có thai, có khi vì bệnh mẹ mà làm động đến thai, có khi vì có thai mà sinh tật bệnh khác, nên phải phân biệt mà chữa. Như vì bệnh mẹ mà động đến thai, khi chỉ nên chữa mẹ, thai tự khắc yên, như vì thai khí không bền chặt, hoặc bị xúc động đến nỗi mẹ bị bệnh, chỉ nên an thai, thì bệnh mẹ tự nhiên lành, đó là then chốt chủ yếu chữa phụ nữ có thai. Phụ nữ có thai, nhờ huyết mẹ để nuôi thai, nếu huyết không đủ thì thai không có gì nuôi, nguyên nhân huyết không đủ là phần nhiều vì nóng ở trong, hoả thịnh, dương vượng mà âm thiếu, cho nên dùng thuốc trong khi có thai, thường lấy việc thanh nhiệt dưỡng huyết làm chủ, mà di từ trung tiêu ra huyệt theo khí lưu hành mà nên lấy phép chữa tỳ điều khí để giúp đỡ. Khí huyết điều hoà, mới có thể làm cho mẹ mạnh thia yên. Còn như những phép phát hãn, công hạ, lợi tiểu tiện, người xưa đặt vào 3 phép cấm khi có thai, vì rằng quá phát hãn thì vong dương hại đến khí, quá cung hạ thì vong âm hại đến huýet, lợi tiểu tiện hại đến tân dịch. nhưng mà nắm vững đưỡng nguyên tắc; “Bớt được quá nửa thì thôi” (thiên Lục nguyên chính kỷ đại luận sách Tố vân) cũng không phải tuyệt đối không nên dùng, nhưng cần phải rất cẩn thận, vừa phải thì thôi.

1. Ốm nghén:

Nguyên nhân bệnh ốm nghén chủ yếu là vì thai khí nghịch lên, hoặc vì tỳ vị hư nhược đờm ẩm tích trệ. Chứng này phần nhiều sinh ra lúc đã thụ thai được 2, 3 tháng, thường hiện ra những chứng đầu nặng mắt hoa mỏi mệt ưa nằm, ham ăn thứ ăn chua, mặn, hoa quả, trong lòng rạo rức thấy cơm thì ngán, sáng mai dậy hay lợm giọng hoặc ăn vào thì nôn mửa, thậm chí thấy thức ăn là nôn. Chứng này có chia ra hàn, nhiệt, hư, thực, lúc chữa nên biện chứng mà dùng thuốc. Nói chung dùng thuốc phần nhiều lấy những vị Bán hạ, Phục long can làm chủ, những vị Sinh khương, Trúc nhự, Quất bì, Phục linh làm phụ, tỳ hư gia Bạch truật Nhân sâm, khí trệ gia Tử tô, Sa nhân, vị hán nặng thì châm chước gia Càn khương kiêm có chứng phiền nhiệt miệng khát gia Hoàng liên, Hoàng cầm.

9 bệnh thường gặp khi CÓ THAI, mẹ biết 1 con khoẻ 10!
9 bệnh thường gặp khi CÓ THAI, mẹ biết 1 con khoẻ 10!

2. Sưng thũng:

Phụ nữ có thai mà mình mẩy sưng phù, người xưa có tên gọi tử thũng, tử khí, tử mãn, xuệ cước, sô cước, tuy tên khác nhau, kỳ thực bệnh chứng là một. Nguyên nhân chủ yếu của nó là do phụ nữ tỳ thổ không mạnh, nhân có thai mà hư yếu thâm đến nỗi không chế được thuỷ, thuỷ khí tràn đầy mà thành phù thúng. Chữa chứng này nên lấy kiện tỳ thẩm thấp thuận khí an thai lam chủ. Dùng vị thuốc kiện từ như Nhân sâm, Bạch truật, vị thuốc thẩm thấp như Phục linh, Trạch tả, vị bài Toàn sinh bạch truật tán (18), Thiện kim lý ngư thang (19) mà chữa; nếu thuỷ thấp nặng thì có thể dùng bài Quý tử phục linh tán (20), Phục linh đạo thuỷ thang (21) mà chữa; nếu bị khí trệ có thể dùng bài Thiên tiên dằng tán (22) mà chữa.

3. Tử giản:

Thòi kỳ cuối thai, hoặc khi đẻ, phát ra những chứng trạng toàn thân co giật, uống ván tay chân giật rút, mắt trực thị, hàm răng cắn chặt, tinh thần hôn mê, gọi là chứng tử giản. Nguyên nhân gây ra chứng tử Giản, đại khái không ngoài huyêt tiêu đàm bị hư phong, đàm nhiệt rược lên, chữa thì lấy phép dưỡng huyết khu phong, mát gan tiêu đàm làm chủ, bài Linh dương giác tán và bài cau đằng thang (23) điều là chủ phương chữa chứng tử giản.

4. Tử huyền:

Thai động không yên, ngực sườn đầy trướng, gọi là chứng tử huyền. Xét nguyên nhana của nó phàn nhièu do can khí ngịch lên mà gây ra phép chữa nên bình can lý khí làm chủ, nếu thuộc thực thì có thể dùng bài Tử tô ẩm (24) như thuộc hư có thể dùng bài Đương quy thang (25); như kiêm có nhiệt thì nên dùng bài Giải uất thang (26).

5. Tử phiền:

Phụ nữ có thai, trong lòng thường thường buồn phiền gọi là tử phiền. Nguyên nhân của nó không ngoài hai chứng đàm và nhiệt quấy rối như vi đàm ẩm mà gây nên, có thể dùng bài Nhị trần thang để trừ tích tiêu đờm; nếu đàm mà iêm nhiệt thì nên dùng bài Trúc nhự thang (27) để thanh nhiệu tiêu đờm, nếu vì trong có uất nhiệt thì nên dùng bài Tri mẫu thang (28) để dưỡng âm thanh nhiệt.

6. Có thai đau bụng:

Phụ nữ có thai đau bụng làm cho thai động không yên, gọi là chứng có thai đau bụng, nguyên nhân chứng này đại để có thể chỉ ra.

a, Hàn khí phạm vào tử cung

b, Mạch xung nhâm hư yếu

c, Kiêm có thuỷ ẩm

d, Sẵn có đau bụng, lạnh lại cảm phải phong hàn.

Về phép chữa, nếu thuốc hàn thì đau bụng kiêm sợ rét phải làm cho ấm dương tán hàn, có thể dùng bài Phụ tử thang nếu vì mạch xung nhâm huyệt hư, phần nhiều thấy sắc mặt xanh nhợt, hoặc vàng úa, đầu choáng tâm động, phải nên hoà dinh ích huyết có thẻ dùng bài Giao giải thang, nếu vì huyết hư mà trong có nước tích đọng phần nhiều thấy mặt, mắt, bắp chân phù thũng, đi ỉa chảy nên dùng bài Đương quy thược dược tán nếu mới cảm phong hàn mà đau bụng, phần nhiều kiêm cả mình đau sợ rét, nên dùng bài Tử tô ẩm (24).

Bệnh thường gặp khi có thai!
Bệnh thường gặp khi có thai!

7. Tử lâm:

Phụ nữ có thai đi tiểu tiện luôn, nhỏ giọt mà đau gọi là tử lâm. Nguyên nhân chứng này không ngoài thận hư, bàng quang có thấp nhiệt mà gây nên, phép chữa nên lấy thanh nhiệt lợi thấp làm chủ; có thể dùng bài Ngũ lâm tán (29); nếu kiêm có chứng hư thì nên xét rõ khí hư hay huyết hư mà châm chước gia thêm những vị bổ khí hay bổ huyết. Như sinh chứng chân và bắp chân vọp bẻ, mà tiểu tiện không lợi, có thể dùng bài Thận khí hoàn; nếu bài thai đè lên bàng quang đến nỗi tiểu tiện không lợi, gọi là chứng chuyển bào, có thể dùng bài Bát trân thang (7).

8. Động thai ra huyết:

Là chỉ vào chứng động thai không yên, như muốn sa xuống nặng thì bụng đau thấy ra huyết, nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là vì mạch xung nhâm suy kém, không thu nạp được huyết; hoạc vì vấp ngã, hoặc lao động quá độ, hoặc ăn uống không cẩn thận, hoặc uống nhầm thuốc, hoặc nhân bệnh nhiệt làm thương tổn đến thai vv… mà gây nên, phép chữa phải lấy chỉ huyết an thai làm chủ yếu, nếu thuộc khí hư, nên bổ khí làm cho vững thai, có thể dùng bài Giao ngải thang; nến vì bệnh nhiệt làm tổn thương đến thai, lại nên chữa bệnh nhiệt, sau khi bệnh nhiệt lành, thì tự nhiên thai yên mà huyết chỉ.

9. Sẩy thai, đẻ non:

Sẩy thai và đẻ non, phần nhiều tiếp tục phát ra sau khi bị động thai ra huyết, phép chữa thì khi thai chưa sẩy, nên căn cứ phép chữa chứng động thai ra huyết; nếu thai bị sẩy rồi, thì nên chiếu phép chữa bệnh sản hậu mà chữa. Nói chung sau khi sẩy thai thường hay thấy 2 chứng là huyết ra không cầm và huyết ngưng lại không ra. Chứng trước là kinh mạch bị tổn thương, khí hư không giữ được huyết, phép chữa nên đại bổ khí huyết giữ vững khỏi thoát, có thể dùng những bài Bổ trung ích khí thang hoặc bài Quý tỳ thang. Chứng sau là huyết xấu bế lại không thông phép chữa nên khơi thông ứ trệ, thông kinh hoạt huyết có thể dùng những bài như Sinh hoá thang hoặc bài Thất tiêu tán.

Bài thuốc chữa bệnh cho mẹ khi mang thai (Ở trên)

7, Bát trân thang (chứng trị chuẩn thằng)

Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa hoàng, Nhân sâm, Bạch linh, Bạch truật dều 1 đồng, Cam thảo 5 phân, 2 bát nước gia 3 lát gừng sống, Đại táo 2 quả, sắc còn 8 phân, uống trước bữa ăn.

18, Toàn sinh bạch truật tán (toàn sinh chỉ mê phương)

Bạch truật 2 đồng rưỡi, Trần bì 1 đồng, Vỏ gừng sống 1 đồng rưỡi, Đại phúc 1 đồng sắc nước uống, hoặc tán bột, mỗi lần hoà với nước cơm uống 3 đồng.

19, Thiên kim lý ngư thang (thiện kim yếu phương)

Đương quy 3 đồng, Bạch thược 3 đồng, Bạch truật 3 đồng rưỡi, Quất bì 5 phân, cá chép 1 con (trên đây là một lần uống). Cá chép bỏ vẩy ruột, đổ nước nấu chín cá dùng nước một bát rưỡi, bỏ một lát gừng sống sắc còn một bát uống lúc đói.

20, Quỳ tử phục linh tán (kim quỹ yếu lược)

Đông quỳ tử một cân, Bạch linh 3 lạng, 2 vị tán bột, mỗi lần uống 1 thìa, ngày 3 lần, tiểu tiện lợi là khỏi.

21, Phục linh đạo thuỷ thang (y tông kim giám)

Mộc hương, Mộc qua, Binh lang, Đại phúc bì, Bạch truật, Bạch linh, Trư linh, Trạch tả, Tang bì, Sa nhân, Trần bì, Tô diệp.

22, Thiện tiên đằng tán (hoài nam trần cảnh sơ phương)

Thiện tiên đằng, Chế hương phụ, Trần bì, Cam thảo, Ô dước, Mộc qua  phân lượng bằng nhau, xắt nhỏ, mỗi lần dùng 5 đồng thêm 3 lát gừng, 5 lá tía tô; sắc uống 3 lần/ ngày.

23, Câu đằng thang (phụ nhân đại toàn lương phương)

Câu đằng, Đương quy, Phục thần, Nhân sâm đều một lạng, Khổ cát cánh 1 lạng rưỡu, Tang ký sinh 5 đồng, đều giã nhỏ, mỗi lần dùng 5,6 đồng, đổ 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã uống ấm lúc nào cũng được, kiêng ăn thịt heo và cải bẹ trắng.

24, Tử tổ ẩm (bản sự phương)

Đại phúc bì, Nhân sâm, Xuyên khung, Trần bì, Bạch thược điều 5 đồng, Đương quy 7 đồng rưỡi, Cam thảo 2 đồng rưỡi, Cành tía tô một lạng giã lấy nước cùng các vị trên cắt nhỏ chia làm 3 thang, mỗi lần đổ 1 bát nước sắc lấy còn 7 phân, 4 lát gừng, hành 7 tép sắc bỏ uống lúc đói.

25, Đương quy thang (sản bảo)

Đương quy, A giao (sao), Cam thảo đều một lạng, Nhân sâm một lạng rưỡi, hành trắng cả rễ một nắm.

26, Giải uất thang (phó thị nữ khoa)

Nhân sâm một đồng, Bạch truật (thổ sao) 5 đồng, Bạch linh 3 đồng, Đương quy (rửa rượu 1 lạng), Bạch thược (sao rượu) 1 lạng, Chỉ xác (sao) 5 phân, Sa nhân (sao nghiền) 3 lạt, Chỉ tử (sao) 3 đồng, Bạc hà 2 đồng sắc nước uống.

27, Trúc như thang (phụ nhân đại toàn lương phương)

Cạo lấy tinh tre 1 lạng, nước lạn một bát lớn, nấu lấy 4 chén con từ từ uống hết làm chừng.

28, Trí mẫu thang (phụ nhân đại toàn lương phương)

Tri mẫu, Mạch môn (bỏ lõi), Xích tinh, Hoàng cầm đều 1 đồng, Cam thảo 5 phân. Trên đây là một lần uống, sắc nước thêm vào một chén con Trúc lịch; lại nấu sôi 2 àn dạo mà uống.

29, Ngũ lâm tán (cục phương)

Xích thược (có chỗ chép là Bạch thược), Chi tử 2 lạng, Xích linh 6 đồng, Đương quy 5 đồng, Cam thảo sống đều 5 đồng, nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1 đồng, nước một chén, sắc còn 8 phân uống lúc đói trước bữa ăn.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *