TẮC DÒ ĐỘNG MẠCH CẢNH XOANG HANG

TẮC DÒ ĐỘNG MẠCH CẢNH XOANG HANG

1. ĐẠI CƯƠNG[2]

Dò động tĩnh mạch cảnh xoang hang (CCF: Carotide Cavemous Fistula) là sự thông trực tiếp bất thường giữa động mạch cảnh trong hay cảnh ngoài vào xoang hang. Đây là một bệnh lý thường gặp ở các nước phát triển do tai nan giao thông ở tốc độ thấp. Tình trang bệnh lý này gây những triệu chứng: lồi mắt, cương tụ và phù nề kết mạc mắt, tiếng thổi liên tục trong đầu. Do đặc điểm giải phẫu của vùng tĩnh mạch xoang hang,  việc  phẫu  thuật  trực  tiếp  vùng này để bịt lỗ  dò là không  thể  thực hiện

được. Có hai phương pháp chính để tắc lỗ dò: Phẩu thuật thả thịt tự thân vào động mạch cảnh trong và tắc mạch bằng phương pháp diện quang can thiệp, phương pháp thả thịt theo kỹ thuật Brooks hầu như đã bị loại bỏ trên thế giới do nhiều tai biến và khả năng thành công thấp. Phương pháp nội mạch có ưu thế hơn hẳn do kiểm tra được tình trạng tưới máu não, kiểm tra được kết quả điều trị nên hiện nay trên thế giới chỉ sử dụng phương pháp này.

2. CHỈ ĐỊNH[1’ 2]

– Dò động mạch cảnh xoang hang do chấn thương có lưu lượng dòng chảy qua lỗ dò lớn là chỉ định tốt cho điều trị can thiệp nội mạch bằng thả bóng.

– Dò động mạch cảnh xoang hang tự phát thường do dò từ động mạch màng cứng

có lưu lượng thấp,  điều trị tùy thuộc  vào  từng  trường  hợp  và thường  áp  dụng

bằng thả bóng, bằng các vòng xoắn kim loại qua đường tĩnh mạch đá dưới, tĩnh mạch mắt trên,…

3. CHỐNG CHỈ ĐINH[1’ 2]

– Chống  chỉ định  tương  đối  trong các  trường  hợp  rối  loạn đông máu, suy  chức

năng thận, dị ứng thuốc cản quang.

4. CHUẨN BỊ[1’ 2]

4.1. Nhân viên y tế: Cần một ê kíp chụp và can thiệp mạch bao gồm:

– 01 – 02 Bác sỹ chuyên khoa X-quang can thiệp.

– 01 điều dưỡng dụng cụ.

– 01 KTV chẩn đoán hình ảnh để điều khiển máy.

4.2. Phương tiện

4.2.1. Thuốc:

– Thuốc gây tê thông thường.

– Thuốc tiền mê.

– Thuốc chống shock, giảm đau.

– Thuốc cản quang: non ionic…

4.2.2. Dụng cụ

4.2.2.1. Tắc bằng thả bóng.

– Bộ chụp mạch máu chẩn đoán (5F).

– Bộ vào lòng mạch can thiệp (Introducer 8F).

– Dây dẫn ái nước 0.035cm.

– Ống thông can thiệp (Guiding 8F).

– Dây dẫn thả bóng.

– Bóng thả có van.

4.2.2.2. Tắc bằng vòng xoắn kim loại:

– Bộ chụp mạch máu chẩn đoán.

– Bộ vào lòng mạch can thiệp (Introducer 6F).

– Ống thông can thiệp (Guiding 6F).

– Vi dây dẫn can thiệp (Microguidewire).

– Vi ống thông can thiệp (Microcatheter)

– Vòng xoắn kim loại các kích thước 10, 18.

– Kềm cắt coil.

4.3. Người bệnh

– Bệnh nhân phải vào viện và được làm các xét nghiệm cần thiết.

– Bệnh nhân được giải thích kỹ để hợp tác tốt với bác sĩ.

– Nhịn ăn trước làm thủ thuật 06h.

– Làm vệ sinh bộ phận sinh dục.

4.4. Bệnh án

4.4.1. Bệnh án chi tiết.

4.4.2. Có đầy đủ các xét nghiệm:

– Công thức máu, Ion đồ.

– TQ-TCK, INR, Prothrombin.

– Chức năng gan, thận, HbsAg, HIV…

– Siêu âm Doppler động mạch cảnh và sống, động tĩnh mạch mắt.

– Có phim mạch máu chẩn đoán trước hay tiến hành tắc mạch một thì.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH[3]

5.1. Vô cảm: Cho bệnh nhân nằm ngửa, sát trùng hai bên vùng bẹn theo quy trình

phòng mổ, trải xăng vô trùng, tiến hành gây tê vùng chọc ở giữa nếp bẹn 1 – 1.5cm.

5.2. Kỹ thuật:

5.2.1. Tắc bằng thả bóng:

– Đặt bộ Introducer 8F vào động mạch theo kỹ thuật Seldinger.

– Chụp chẩn đoán hệ thống động mạch não 4 trục bằng ống thông 5F (nếu chưa có phim chẩn đoán).

– Luồn ống thông dẫn đường 8F vào động mạch cảnh trong bên có dò.

– Luồn ống thông siêu nhỏ có gắn bóng tách rời vào xoang hang qua lỗ dò rồi bơm bóng bằng thuốc cản quang, Chụp thử động mạch cảnh qua ống thông dẫn đường nếu thấy lỗ dò đả tắc hoàn toàn thì rút ống thông và thả bóng trong xoang hang. Thường dùng 03 – 04 bóng.

– Chụp kiểm tra động mạch cảnh rồi rút ống thông và bộ vào động mạch.

– Băng ép động mạch đùi 06 giờ sau can thiệp.

5.2.2. Tắc bằng vật liệu khác:

– Đặt bộ Introducer 6F vào động mạch theo kỹ thuật Seldinger.

– Chụp chẩn đoán hệ thống động mạch não 4 trục bằng ống thông 5F (nếu

– chưa có phim chẩn đoán).

– Luồn ống thông siêu nhỏ vào xoang hang qua đường động mạch cảnh trong hay  cảnh ngoài,  tĩnh  mạch  đá  dưới  hay  tĩnh  mạch mắt,  nếu  các đường trên không thể thực hiện được.

– Tiến hành thả các vòng xoắn kim loại tách rời bằng điện, tới khi xoang hang được lấp đầy và không còn đường dò khi chụp kiểm tra động mạch cảnh cùng bên qua ống thông dẫn đường. Đối với dò từ các nhánh cảnh ngoài có thể dùng hạt nhựa (PVA : PolyVinyl Alcohol) hoặc keo Hystoacryl để bơm tắc.

– Chụp  kiểm  tra  động  mạch  cảnh  bằng  bơm  máy  rồi  rút  ống  thông  dẫn

đường và máng động mạch.

– Băng ép động mạch đùi 06 giờ sau can thiệp.

6. TAI BIỂN VÀ XỬ TRÍ [1’ 2]

6.1. Khi thực hiện kĩ thuật: Rất ít, nhưng có thể gặp

– Huyết khối gây tắc mạch, gây thiếu máu não. Xử lí: thủ thuật được tiến hành có thuốc chống đông toàn thân, có thể điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết.

– Thả bóng khác nếu không còn đường vào thì phải làm lần hai sau khi bóng xẹp.

6.2. Sau khi thực hiện thủ thuật:

– Theo dõi tình trạng của mắt bên có tổn thương (lồi mắt, cương tụ kết mạc, giãn tĩnh mạch mắt).

– Theo dõi tri giác, dấu hiệu thần kinh khu trú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Harrigan M.R.,Deveikis J.P. (2012), Handbook of Cerebrovascular Disease and Neurointerventional Technique, Humana Press.

2. Textbook of Interventional Neurology, Cambridge University Press.

3. Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *