PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH TRUNG TÂM VÕNG MẠC

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH TRUNG TÂM VÕNG MẠC

I. Triệu chứng:

– Triệu chứng chủ quan: giảm thị lực đột ngột 1 mắt (ST +, đếm ngón tay), không đau. Hoặc mất thị trường, còn thị lực trung tâm trong trường hợp có ĐM MI – VM.

– Triệu chứng khách quan: phù trắng VM, HĐ anh đào, ĐM co nhỏ. trường hợp còn ĐM mi – VM thì vùng VM giữa gai thị và HĐ còn hồng hào trên nền VM xung quanh phù trắng. Có thể thấy dòng máu chảy chậm, đứt quãng trong ĐM, đôi khi có thể thấy thuyên tắc trong lòng mạch.

II. Chẩn đoán phân biệt:

– Hội chứng Vogt Koyanagi Harada lúc mới khởi phát, tắc cả động và tĩnh mạch cùng lúc, các trường hợp viêm tắc mạch.

III. Nguyên nhân tắc động mạch trung tâm võng mạc:

– Có rất nhiều nguyên nhân và rất khó xác định nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính như sau: thuyên tắc, huyết khối, xuất huyết dưới mảng xơ mạch, viêm mạch, co thắt mạch, hoại tử tiểu ĐM do cao huyết áp.

IV. Cận lâm sàng:

– Chụp mạch huỳnh quang: hiếm khi tắc hoàn toàn. Hệ tiểu ĐM của VM được tưới máu rất chậm, thì chuyển tiếp động tĩnh mạch xuất hiện muộn (Bình thường < 11 giây)

V. Điều trị tắc động mạch trung tâm võng mạc:

Cấp cứu trong vòng 24 giờ đầu

– Hạ nhãn áp:

+ Mát-xa nhãn cầu 15 phút

+ Dùng thuốc hạ nhãn áp Acetazolamide, hoặc thuốc hạ nhãn áp khác.

+ Nếu có điều kiện thì chọc hút dịch tiền phòng 0.1 – 0.4ml.

– Thở oxy cao áp, hoặc oxy 100%, hoặc hỗn hợp 95% oxy + 5% Co2.

– Có thể dùng thuốc dãn mạch hỗ trợ: Papaverine đường toàn thân hoặc tiêm hậu cầu, Nitroglycerine ngậm dưới lưỡi hoặc miếng dán ngoài da.

– Sau đó cho bệnh nhân khám nội tổng quát, nội tim mạch, đặc biệt tìm cao huyết áp, xơ cứng mạch máu.

VI. Theo dõi tắc động mạch trung tâm võng mạc

– Trong một số trường hợp có thể xuất hiện tân mạch mống gây Glôcôm tân mạch vì vậy cần theo dõi diễn biến để điều trị kịp thời.

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *