PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHÓ THỞ CẤP – CẤP CỨU

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHÓ THỞ CẤP – CẤP CỨU

Có 2 loại khó thở do chấn thương:

– Khó thở do tắt nghẽn khí đạo trên.

– Khó thở do thanh quản phù nề chèn ép.

1. TRIỆU CHỨNG:

– Khó thở do nghẹt khí đạo trên do máu cục, đàm nhớt, dị vật như: mảnh xương, mảnh răng, đất cát từ ngoài vào trong miệng và bít hai lỗ mũi, tụt lưỡi.

– Khó thở thanh quản do phù nề chèn ép, do sang chấn trực tiếp vào khí quản hoặc chảy máu bên trong lan rộng gây chèn ép phù nề.

– Trường hợp nặng thể hiện khó thở thanh quản cấp độ III:

• Tăng nhịp thở > 25 lần/phút.

• Tiếng thở rít lên (người khác có thể nghe thấy).

• Hít sâu làm phập phồng cánh mũi, nhìn thấy lõm xương đòn, xương ức và co kéo cơ liên sườn.

2. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ:

– Đối với khó thở do nghẹt khí đạo trên: lấy hết dị vật và hút sạch miệng mũi, kiểm tra tình trạng tụt lưỡi rồi cho bệnh nhân nằm nghiêng.

– Đối với khó thở cấp III cần làm ngay:

• Nếu có thể cắm một kim lớn qua mang giáp nhẫn, thổi hỗ trợ trong khi chờ làm tiếp ở mục sau.

• Đặt ngay ống nội khí quản.

• Mở khí quản: mở vào sụn nhẫn và tùy tình trạng bệnh nhân lúc đó.

3. THUỐC DÙNG: Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù

– Thuốc kháng sinh: có thể dùng các loại kháng sinh phổ rộng như:

• Nhóm Cefalosporin:

o Cefotaxim 1g:

❖ Liều thường dùng cho người lớn: 1 – 2 g/ngày chia làm 2 lần tiêm bắp, tiêm mạch.

❖ Liều thường dùng cho trẻ em: 100 – 150 mg/kg/ngày chia làm 2 – 4 lần tiêm bắp, tiêm mạch.

❖ Với trẻ sơ sinh: Liều dùng 50 mg/kg/ngày chia làm 2 -4 lần tiêm bắp, tiêm mạch.

o Dalacin 600 mg:

❖ Người lớn: 1,2 – 2,4g/ngày, chia làm 2 – 4 lần tiêm. Tối đa 4,8g/ngày và không nên tiêm bắp quá 600 mg một lần.

❖ Trẻ em lớn hơn 1 tháng: 20 – 40 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần tiêm.

❖ Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 1 tháng tuổi: 15 – 20 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần tiêm.

– Thuốc chống phù nề: dùng các loại thuốc tác dụng nhanh và mạnh như:

• Methylprednisolone 40mg:

o Liều thường dùng cho người lớn: 1 lọ / 24 giờ – tiêm mạch/tiêm bắp.

o Trẻ em: 1-2mg/kg/ngày/tiêm mạch/tiêm bắp.

– Truyền dịch hồi sức.

– Theo dõi và thay băng theo qui định mở khí quản.

– Thay băng mỗi ngày hoặc khi dơ.

– Hút đàm nhớt mỗi 15 – 30 phút nếu dịch tiết nhiều.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *