PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TÂN SẢN VẢY BỀ MẶT NHÃN CẦU

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TÂN SẢN VẢY BỀ MẶT NHÃN CẦU

I. TRIỆU CHỨNG:

– Khối u màu hồng / tím ở vị trí khe mi (3 giờ hoặc 9 giờ) ở cạnh rìa; có thể có ở vị trí

cùng đồ, kết mạc sụn, góc trong mắt.

– Khối u có thể có sắc tố và mảng keratin

– Khối u có thể xâm lấn vào biểu mô giác mạc làm mờ đục giác mạc

– Khối u có thể tạo nhú.

– Mạch máu thượng củng mạc xung quanh ngoằn ngoèoII. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

– Mộng thịt

– Mộng mỡ

– Mảng keratin

– Lymphoma kết mạc

– U sắc tố kết mạcIII. YẾU TỐ THUẬN LỢI:

– Tiếp xúc với ánh nắng

– Nhiễm HIV

– Nhiễm HPV

– Các tình trạng giảm miễn dịch khác: sử dụng corticoid toàn thân

– Hút thuốcIV. CẬN LÂM SÀNG:

– Sinh thiết khối u toàn bộ hay một phần cho thấy có tình trạng tân sản trong biểu mô

tế bào vảy kết mạc, kèm theo các tình trạng loạn sừng khác; Tuỳ mức độ xâm lấn

của tế bào u, sang thương được chia ra các mức độ:

+ Chưa xâm lấn:

Loạn sản nhẹ: Tế bào bất thường chiếm 1/3 bề dày biểu mô kết mạc

Loạn sản vừa: Tế bào bất thường chiếm 2/3-3/4 bề dày biểu mô kết mạc

Loạn sản nặng: Tế bào bất thường chiếm >3/4 bề dày biểu mô kết mạc nhưng chưa xâm lấn qua màng đáy

Carcinoma tại chỗ

+ Xâm lấn:

Tế bào u xâm lấn qua màng đáy, đi vào dưới biểu mô kết mạcV. ĐIỀU TRỊ

5.1. Điều trị ngoại khoa :

5.1.1. Chỉ định :5.1.1.1. Sang thương < 4 cung giờ

Cắt u toàn bộ

Sinh thiết u

Áp cồn 900 và hoặc áp MMC

Cân nhắc áp lạnh vùng đáy và rìa khối u5.1.1.2. Sang thương > 4 cung giờ hoặc >15 mm

– Sinh thiết để xác định bản chất khối u.

– Nếu u lành: tiến hành hoá trị liệu cho đến khi đáp ứng điều trị

– Nếu u ác:

– Điều trị hoá trị (4 -6 đợt) và đợi đáp ứng

– Khi có đáp ứng (giảm kích thước): tiến hành phẫu thuật cắt u + áp lạnh + ghép

màng ối + hoá trị trong phẫu thuật và sau phẫu thuật.

– Nếu không đáp ứng với hoá trị liệu: cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu và nạo

vét hốc mắt5.2. Điều trị hoá trị :

5.2.1. Chỉ định :

– Khối u tái phát

– Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật / phẫu thuật lại hoặc có tình trạng bệnh lý toàn

thân không thể phẫu thuật được.

– Sang thương xâm lấn vào cùng đồ hoặc kết mạc sụn mi

– Sang thương chỉ ở giác mạc không ở vùng rìa

– Sang thương quá rộng > 6 cung giờ vùng rìa hoặc > 15mm, điều trị hoá trị nhằm giảm

kích thước khối u, trong lúc chờ phẫu thuật cắt trọn u.

– Điều trị hỗ trợ trong phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật cắt khối u5.2.2. Cách thực hiện :

5.2.2.1. Sử dụng Interferon anpha 2b dạng nhỏ :

Cách pha: dùng 2 ống Interferon anpha 2b 3 triệu đơn vị/ống pha vào 1mL nước cất để tạo

thành dung dịch 6 triệu đơn vị / 1 mL; Pha tiếp vào lọ nước mắt nhân tạo thể tích 5mL

(Sanlein ® – Santen) để tạo thành 6 mL dung dịch Interferon anpha 2b 1 triệu đơn vị/mL

Nhỏ vào mắt 4 lần 1 ngày

Theo dõi mỗi 3 tuần5.2.2.2. Sử dụng Interferon anpha 2b tiêm vào sang thươngCách pha: dùng 1 ống Interferon anpha 2b 3 triệu đơn vị / ống pha vào 0.5 mL nước cất

để tạo thành dung dịch 3 triệu đơn vị /0.5 mL.

Nhỏ tê bề mặt nhãn cầu

Tiêm thẳng dung dịch đã pha vào trong khối u và dưới kết mạc đủ kéo dài khoảng 4 cung

giờ quanh khối u.

Theo dõi tình trạng giả cúm trong 1-2 ngày đầu sau khi tiêm

Theo dõi mỗi 3 tuần.5.3. Theo dõi:

Sau khi sang thương để điều trị triệt để bằng thuốc nhỏ và / hoặc tiêm, tiếp tục điều trị

thêm trong vòng 1 tháng và theo dõi định kỳ để phát hiện tình trạng tái phát.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Pe’er J. Ocular surface squamousneoplasia.Ophthalmol Clin North Am. 2005;18(1):1-13.

2. Lee GA, Hirst LW. Ocular surface squamous neoplasia. SurvOphthalmol 1995; 39:429-

450.

3. Basti S, Mascai MS. Ocular surface squamous neoplasia. Cornea 2003;22(7):687-704.

4. Kiire CA, Srinivasan S, Karp CL. Ocular surface squamous neoplasia. Int Ophthalmol

Clin. 2010;50(3): 35-46.

5. Sepulveda R, Pe’er J, Midena E, Seregard S, Dua HS, Singh AD. Topical chemotherapy

for ocular surface squamousneoplasia: current status.Br J Ophthalmol. 2010;94(5):532-5

6. Kim HJ, Shields CL, Swathi K et al. Giant OSSN managed with IFN alpha 2b as

Immuno therapy or immuno reduction. Ophthalmology 2012;119:938–944

7. Shields CL, Swathi K, et al. Interferon for OSSN in 81 cases. Outcome based on

American Joint Committee on Cancer Classification. Cornea 2013; 32 248-256

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *