Tác dụng Cây Lạc Tiên, cách phân biệt một số loại Lạc Tiên khác!

Còn có tên gọi khác là nhãn lồng, dây chùm bao, hồng tiên, dây lưới,… Tên khoa học là Passiflora foetida, thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae).

Lạc tiên là một cây thuốc nam quý, dây leo, thân thảo, dài 7-10m. Thân cây mềm, rỗng, có nhiều lông. Lá cây mọc so le, hình tim, dài 6-10cm, rộng 5-8cm, mép có lông mịn. Mép lá lượn sóng và xẻ 3 thùy, thùy ở giữa cao hơn 2 thùy bên cạnh. Cuống lá dài 7-8cm, đầu tua cuống thành lò xo.

Hoa mọc đơn, có 5 cánh màu trắng hoặc tím nhạt. Quả lạc tiên dài 3cm, dạng hình trứng, vỏ mỏng, quả mọng, có lá bắc như một cái bao bên ngoài. Quả khi chín có màu vàng, có mùi thơm. Lá bắc của cây có khả năng bắt côn trùng để bảo vệ hoa và quả.

Tác dụng chữa bệnh của cây lạc tiên

  1. Chữa mất ngủ

Hái trực tiếp lá và ngọn non của cây rửa sạch, luộc ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Hoặc lấy cả cây lạc tiên, thái khúc khoảng 3cm, sao khử thổ, rồi tán thành bột mịn. Lấy chừng 5kg bột lạc tiên trộn với 1 bát nước trà đen đặc thành dạng sền sệt rồi vê thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, uống liên tục trong 2-3 tháng.

  1. Trị chứng suy nhược thần kinh

Lấy 8-10g lá lạc tiên, sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày, hoặc có thể sắc kết hợp với tâm sen, lá vông, lá dâu tằm nấu thành dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 2-5g trước khi đi ngủ.

  1. Chữa ho

Dùng 3-15g lá lạc tiên sắc lấy nước uống hàng ngày, uống cho đến khi cơn ho dứt thì ngừng.

  1. Tốt cho phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh

Lấy 500g lá lạc tiên, 100g lá mướp đắng non, 300g hoa thiên lý, tất cả đem sao khử thổ, rồi tán thành bột mịn trộn cùng 50g đậu xanh rang chín, tán bột. Mỗi lần lấy khoảng 3 thìa pha với 100ml nước sôi rồi uống. Làm như vậy liên tục 10 ngày sẽ có hiệu quả.

  1. An thần, trợ tim, xoa dịu thần kinh

Cho 20g lá lạc tiên, 12g lá vông, 12g hạt sen, 10g lá dâu tằm, 10g lá tre, 10g táo nhân sao, 6g xương bồ và 6g cam thảo, đun cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml, uống mỗi ngày 1 thang.

  1. Giải nhiệt

Dùng 0,5kg quả lạc tiên chín kỹ, bổ đôi, nạo lấy ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Sau đó cho dịch quả vào nước đun sôi để nguội pha cùng 250g đường rồi uống, nước có vị thơm ngọt dễ uống vừa thanh nhiệt vừa bổ sung vitamin cho cơ thể.

  1. Chữa lỵ

Lấy 60g quả lạc tiên, rửa sạch, đun lấy nước rồi pha thêm đường chia 2 lần uống trong ngày trước bữa ăn.

  1. Chống stress, mệt mỏi

Lấy 300g cả cây lạc tiên, đem phơi 2 nắng rồi sao thổ cho vàng, 200g rau bắp và 100g rau má sao khử thổ. Tất cả đun cùng 500ml nước và một chút muối hạt, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 200ml, chia uống 2 lần vào buổi trưa và tối trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

  1. Chữa ngứa, lở loét

Lấy lá lạc tiên sắc lấy nước uống thay trà kết hợp với cây tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị lở loét.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm về công dụng cũng như cách sử dụng của những cây thuốc khác có trong bài viết trên tại website https://caythuocdangian.com, được blogger về cây thuốc dân gian, ông Đặng Đình Quyết sưu tầm và tổng hợp.

Trong đông y biệt dược có 3 loại cây lạc tiên, vì vậy quý vị phải cẩn trọng sử dụng. Hôm nay sanduoc.net sẽ giới thiệu tới quý vị 3 loại cây lạc tiên khác nhau để quý vị hiểu rõ.

1/ Cây lạc tiên:

Lạc tiên hay còn gọi với tên: Nhãn lồng, hay chùm bao – Passiflora foetida L., thuộc họ Lạc tiên – Passifloraceae.

Mô tả:

Dây leo bằng tua cuốn, rỗng. Lá mọc so le, dài khoảng 7cm, rộng tới 10cm, chia làm 3 thuỳ nhọn. Lá kèm rách ở mép. Tua cuốn mọc từ nách lá. Hoa trắng,, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả tròn, bao bởi lá bắc tồn tại như là một cái bao ở ngoài. Quả chín vàng, ăn được. Toàn cây có lông. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Passiflorae Foetidae.

Hình ảnh cây lạc tiên
Cây lạc tiên

Nơi sống và thu hái:

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, leo quấn ở các bãi trống lùm bụi. Cũng thường trồng ở các vườn thuốc. Thu hái toàn cây, phơi khô.

Thành phần hoá học:

Có HCN. Tính vị, tác dụng: Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Ngọn non Lạc tiên được hái về làm rau luộc ăn hay nấu canh. Quả chín vàng ăn ngon. Lạc tiên được dùng trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Còn dùng trị ho, phù thũng, viêm mủ da, lở ngứa, loét ở chân. Ngày dùng 3-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài đun nước rửa và giã cành lá tươi để đắp.

Ở Ấn Ðộ, nước sắc lá dùng để trị bệnh thiếu máu và hen suyễn, quả dùng gây nôn; lá dùng đắp và điều trị choáng váng và đau đầu.

Ðơn thuốc:

1. Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Lạc tiên 8-16g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vông, lá Dâu, tâm Sen nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2-5g, chia nhiều lần uống, nên uống trước khi đi ngủ.

2. Viêm da, ghẻ ngứa: Dây lá Lạc tiên với lượng vừa đủ, nấu nước tắm và rửa.

3. Bài thuốc an thần, có tác dụng trợ tim, ngủ được êm, dịu thần kinh: Hạt sen 12g, lá Tre 10g. Cỏ mọc 15g, Lá dâu 10g, Lạc tiên 20g, Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 tháng (An Giang).

2/ Lạc tiên cảnh

Lạc tiên cảnh – Passiflora caerulea L., thuộc họ Lạc tiên- Passifloraceae.

Mô tả:

Cây thảo sống nhiều năm, mọc leo nhờ tua cuốn, dài tới 5-6m, có lông. Lá đơn, màu lục dẹp, có cuống với hai tuyến mật, thường là kép chân vịt, chia ra 3 và 5 thuỳ hình ngọn giáo, dài 6-10cm, rộng 9-15cm. Hoa ở nách lá, trên cuống dài, đơn, màu xanh nhạt đến xanh da trời, rộng 6-8cm. Ðài gồm 5 lá đài, cong dạng chén. Tràng gồm 5 cánh hoa có thêm một vòng tràng phụ gồm các sợi có màu tía ở gốc, trắng ở giữa, lam ở đỉnh, xếp thành 4 dãy. Nhị 5, có bao phấn to màu da cam, dạng trứng chứa lớp thịt vàng trong có nhiều hạt đen.

Hình ảnh hoa cây lạc tiên
Hoa lạc tiên

Bộ phận dùng:

Toàn dây – Herba Passiflorae caeruleae, thường có tên là Tây phiên liên.

Nơi sống và thu hái:

Gốc ở Brazin và Pêru, được nhập trồng vào nước ta làm cây cảnh. Thu hái dây lá vào mùa hạ, mùa thu, phơi khô.

Thành phần hoá học:

Cây chứa glucid, catechol, acid gallic và glucose. Còn có các alenloid. Trong các phần phơi khô của cây có một heterosid kèm theo acid hydric tự do. Trong rễ và lá, cũng có với hàm lượng không cao. Cây rất giàu acid ascorbic, ở lá tươi có 725mg%; cũng có chứa Ca. Còn có pectin.

Tính vị, tác dụng:

Vị đắng, tính ấm; có tác dụng khư phong trừ thấp, hoạt huyết giảm đau, ngừng ho, làm long đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Cây được dùng trị phong nhiệt đau đầu: mũi tắc không thông được nước mũi. Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ, dây quả dùng trị phong thấp đau xương, đau bệnh sa và đau bụng kinh; dùng ngoài bó gãy xương.

3/ Lạc tiên Wilson

Lạc tiên Willson, Nhãn lồng Wilson-Passiflora wilsoniiHemsl, thuộc họ Lạc tiên – Passifloraceae.

Mô tả:

Dây leo cứng dài đến 6m; thân có rãnh, tua cuốn mảnh. Lá có phiến to, không lông, rộng 10-13cm, hình dạng đặc biệt như là bị cắt ngang với hai thuỳ cao hơn chóp; gân gốc 5-7, gân phụ 2 cặp; cuống có tuyến ở 1/3 dưới. Cụm hoa ngắn, cuống dài 2cm, có lông, hoa rộng 2cm; cánh hoa 5, không đều, tràng phụ do khoảng 45 sợi họp thành vòng; cuống nhị nhuỵ mang 5 nhị và bầu không lông. Quả mọng tròn, đường kính 2,5cm; nhiều hạt.

Hình ảnh quả lạc tiên
Quả cây lạc tiên

Bộ phận dùng:

Toàn cây – Herba Passiflorae Wilsonii.

Nơi sống và thu hái:

Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao 1300-2500m ở Lào Cai, Quảng Trị cho tới Quảng Nam- Ðà Nẵng.

Tính vị, tác dụng:

Vị hơi đắng, tính ấm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ hoạt huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây được dùng trị phong thấp đau xương, đòn ngã tổn thương, sốt rét, mụn nhọt, bệnh giun đũa. Dùng ngoài trị gãy xương.

Xem thêm: Cao lạc tiên!

4.5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *