Một địa chỉ chữa bệnh rất đặc biệt. Bạn nào muốn chữa các bệnh đau cột sống do sai lệch đốt sống, thoát vị đĩa đệm (mới bị và bị nhẹ), trật khớp, gẫy xương, … thì đến nhà cô Tý ở địa chỉ 527 Thị Trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang nhé. Chú ý, cô Tý chỉ chữa bệnh từ hơn 1h đến 4h, mỗi người vào nhanh thì 1 phút, lâu cũng chỉ 2 – 5 phút là xong. Mình là người đã từng chữa thoát vị L4-L5 do bị ngã khi đá bóng, và cũng từng đến xin thuốc liền xương về đắp cho bà mình.
Nếu bạn đi xe buýt thì có thể ra bến Gia Lâm bắt xe về Chũ, bảo xuống nhà “bà Tý” là xe sẽ chở đến tận nơi. Cách đây mấy năm, mình đi xe buýt có vé là 55.000đ. Nên đi sớm từ 8-9h sáng, khoảng 11h-12h tới nơi, ăn trưa ở các quán xung quanh đó (có thịt gà ngon, hehe). Khoảng 1h sang bên nhà cô Tý đứng đợi, ko chen lấn xô đẩy nhé. Lát sau sẽ có người ra “chọn khách” để xếp hàng, ai bon chen vị trí đầu thì lại bị xếp xuống phía dưới. Người bị gãy xương, bị nặng … thì được ưu tiên ngồi ghế và vào trước. Khi vào thì qua Ban thờ, lễ và đặt tiền vào đĩa, tùy tâm, bao nhiêu cũng được (thông thường là 100.000đ, 50.000đ, có người 20.000đ). Mình vào mấy lần, thấy không ai để ý đến việc đặt bao nhiêu tiền cả.
Nội dung chính trong bài viết
Bài viết về thầy lang chữa bệnh xương khớp ở Bắc Giang!
Không chỉ người dân trong tỉnh mà ngay cả các tỉnh xa như: Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An… thậm chí cả trong TP.Hồ Chí Minh mỗi khi bị chệch khớp hay gãy xương đều nhắc đến tên bà.
Bà là Phạm Thị Tý ở Phì Điền, Lục Ngạn, Bắc Giang. Bà tài giỏi thật, nhưng có mấy ai hiểu được, cũng chính vì cái khả năng đặc biệt ấy mà bà được thì ít mà mất thì nhiều. Ẩn chứa đằng sau sự nổi tiếng ấy là những tâm sự chất chứa nỗi niềm buồn vui. Xem thêm: Lục Xuân Út!
VỪA DẠY HỌC, VỪA CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI
Đáp chuyến xe về Bắc Giang, hỏi người phụ xe về bà Tý, anh mỉm cười: “Cô Tý chữa khớp xương chứ gì? Ai chẳng biết”. Dù đã được nghe mọi người trên xe nói là nhà bà sẽ rất đông, nhưng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Người ta xếp hàng dài hàng trăm mét từ nhà tới tận ngoài ngõ.
Anh Nguyễn Văn Vinh quê Thái Bình đã 2 lần đưa người nhà đến đây nhờ bà Tý chữa bệnh, kể năm 2007, mẹ anh đi xe đạp bị ngã gãy xương cổ đùi. Đi bệnh viện họ trả về. Nghe người trong làng mách thử lên nhà một bà lang ở Bắc Giang. Thế là anh khăn gói, vay tiền đưa mẹ lên đây. Hơn 2 tuần sau mẹ anh có thể đi lại bình thường. Lần này em trai anh bị một chiếc công nông va quệt bị chệch 2 đốt sống lưng và gãy 1 xương sườn. Sau khi đi bệnh viện chụp X – quang, anh lại đưa em lên nhờ bà Tý.
Anh khoe, chỉ còn bó một nắm lá nữa thôi là 2 anh em có thể về quê rồi. Anh bảo: “Gia đình tôi cảm phục bà không chỉ vì cái tài mà còn vì bà chẳng đòi hỏi ai bao nhiêu tiền”. Xem thêm: Nhà thuốc chữa tai biến mạch máu não!
13h30 cổng mở. Mọi người chen nhau vào. Một người đàn bà ngoài ngũ tuần, dáng người nhỏ nhắn, ăn mặc gọn gàng mời mọi người xếp hàng. Ai bị gẫy xương thì ngồi ghế, còn những ai cần nắn sai khớp thì đứng chờ. Bà giúp lần lượt, nhanh nhẹn và dứt khoát. Mỗi người chỉ mất chưa đầy 2 phút là xong. Ai được bà giúp, ra ngoài cũng thở phào nhẹ nhõm: “Chỉ đau lúc đó thôi, nhưng giờ thấy thoải mái, lại hoạt động được bình thường rồi”. Cả trăm người thế nhưng bà làm chưa đầy 2 tiếng là xong.
Đợi cho người bệnh cuối cùng bước ra, tôi mới ngỏ ý định viết về bà. Nghe thấy vậy, bà vội xua tay từ chối: “Đừng, tôi không muốn lên báo. Ngồi trò chuyện thì được. Tôi chẳng có gì để viết đâu”.
Nói đến đây giọng bà chợt chùng xuống: “Nói thật, bây giờ tôi muốn dứt cái nghề này lắm rồi. Tôi muốn có một cuộc sống bình yên, một cuộc sống như bao người phụ nữ khác”. Rồi bà bắt đầu kể về những thăng trầm và ước muốn giản đơn của mình.
Ngày ấy, khi còn là một cô học trò nghèo, bà thích làm cô giáo. Rồi bà thi đỗ vào trường cao đẳng Sư Phạm Bắc Giang. Cứ cuối tháng về nghỉ, bố bà – nguyên là một cán bộ công an thời kỳ chống Pháp lại truyền nghề chữa xương cho bà. Ngày trước trong quá trình tham gia cách mạng trên rừng núi chiến khu, bố bà học được một bài thuốc nam rất quý của đồng bào thiểu số có thể bó lành rất nhanh các vết thương do tai nạn gãy xương. Sau này xuất ngũ, ông về quê và chữa bệnh cho bà con quanh vùng. “Ông cụ truyền lại cho mấy anh em, nhưng không hiểu sao chỉ có tôi là học được”. Thế là bà vừa học làm cô giáo lại vừa học làm thầy thuốc.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng vì vẫn là giờ làm việc của bà. Người bệnh đến, rồi điện thoại reo liên tục. Bà vừa làm vừa trả lời điện thoại. Cứ khoảng 5 phút lại có một cuộc gọi đến, họ hỏi ngày mai bà làm từ mấy giờ, ngày kia thì sao, rồi lá thuốc bà cho sử dụng thế nào, bà có chữa được bệnh này, bệnh kia hay không… “Trung bình một ngày của tôi có khoảng 300 cuộc điện thoại. Đấy là chỉ từ 14h đến 20 thôi, còn sau 20h, tôi phải để kênh máy vì nếu không người ta sẽ gọi cả đêm”, bà nói.
NHỮNG NỖI NIỀM KHÓ NÓI
Năm nay bà Tý đã ngoài 50 tuổi, làm cô giáo và thầy thuốc đã hơn 20 năm. Tôi hỏi: “Cô có nhớ được hết mặt học trò và người bệnh của mình không”. Bà cười: “Học sinh thì đứa nào cô cũng nhớ, nhưng bệnh nhân thì không”. Nói đến đây bà chợt lắc đầu: “Có lẽ, sang năm tôi sẽ phải trốn, phải đi một nơi nào đó. Giờ thì tôi muốn thật sự nghỉ ngơi rồi. Tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cho con trai của mình”. Làm việc nhiều, mệt mỏi, căng thẳng, đôi khi bà muốn có một ngày không phải suy nghĩ, không có điện thoại, không có người bệnh… Dù đã tắt điện thoại, đã treo bảng “không làm” ngoài cổng, nhưng người ta vẫn đến, vẫn gọi cửa và bà vẫn phải giúp. Nhiều lúc cứ nghĩ nhà mình là cái nhà tù vì cửa nhà bà lúc nào cũng phải khoá, có khi còn không dám “thò” mặt ra ngoài. Bà kể, có hôm, mệt mỏi quá, bà muốn ra ngoài một chút cho thoải mái, bà phải trèo tường phía sau nhà chạy trốn như kẻ trộm.
Có khi bị ức chế vì người nhà bệnh nhân, nhiều người cho rằng bà kênh kiệu, vì “có tài mà thế này thế kia”. Bà tâm sự, bà buồn lắm, xã hội thay đổi nhiều, người ta cứ nghĩ có tiền là làm gì cũng được, có chức nhờ việc gì cũng xong. “Nhiều người còn nghĩ rằng tôi muốn vòi tiền. Có người giơ tiền ra trước mặt và nói những lời khó nghe. Cũng có người vì cậy quyền, cậy chức cao và cậy quen biết khiến tôi rất khó xử và khó chịu. Nếu vì tiền, vì của thì có lẽ tôi không còn sống đến hôm nay đâu. Tôi sẽ chết vì kiệt sức và nếu vì điều đó thì tôi sẽ chẳng đi dạy học và ở lại cái xứ nghèo này làm gì”, giọng bà nghèn nghẹn…
Tôi hỏi: “Có lúc nào bà bị người ta chửi mắng không”. Bà đáp: “Đó là chuyện thường. Có người tôi không giúp được, họ chửi thẳng vào mặt, có người thì gọi điện chửi bới, trêu tức… Nhưng tôi quen rồi, ngẫm lại cũng chỉ vì người ta quá kỳ vọng vào mình thôi”.
Bà chẳng để tâm đến người ta nói gì về mình, vẫn cứ tươi cười với người bệnh, vẫn cứ nhiệt tình giúp đỡ mà không đòi hỏi gì. Bà bảo: “Chẳng cần tiền, tôi chỉ cần người bệnh khỏi và một lời cảm ơn, thế là đủ”.
Bà bảo, đã nhiều lúc bà muốn từ bỏ cái nghề này, muốn sống một cuộc sống bình dị như bao người khác. Sáng lên lớp, chiều về nấu cơm, giặt giũ cho chồng con, tối soạn giáo án, dạy con học bài, thỉnh thoảng vào ngày lễ, ngày tết đi chơi cùng gia đình. Nhiều lúc nhìn những người phụ nữ khác đầm ấm bên chồng, bên con mà nước mắt bà ứa ra. Bà cũng thèm lắm một gia đình có chồng, có vợ, có con, có sự sẻ chia. Thế nhưng bà vẫn không đành lòng từ bỏ cái nghiệp ấy để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Cứ thế, cuộc sống cứ lặng lẽ trôi. Hàng ngày, bà vẫn sáng lên lớp, chiều chữa bệnh, tối soạn giáo án, ngày nghỉ, ngày lễ lên rừng tìm lá, tìm thuốc. Bà cứ lầm lũi, đơn độc vì học trò, vì những người bệnh. Xem thêm: Nhà thuốc chữa bệnh xương khớp!
Nhiều người khuyên bà lập gia đình, nhưng bà lắc đầu: “Làm gì có người chồng nào có thể chịu đựng được một người vợ như tôi. Cũng may đấy, nếu lấy về lại khổ cả 2 người, khổ con cái”. Hồi bà sắp bước sang tuổi tứ tuần, bà mới chợt giật mình. Bà thèm có con, bà thèm được làm mẹ, thèm được nghe tiếng gọi: “Mẹ ơi”. Rồi bà kiếm con. Gạt những gièm pha sang một bên, bà nuốt nước mắt vào trong để nuôi con trưởng thành.
Bà ngậm ngùi thú nhận, làm cái nghề này khiến bà mất đi nhiều thứ quá, tuổi thanh xuân, bạn bè, gia đình… Bà chẳng có thời gian dành cho họ, thỉnh thoảng bạn bè đến chơi nhưng bà chẳng tiếp được chu đáo, cứ lo nắn khớp, bó xương với trả lời điện thoại cũng chiếm hết thời gian rồi. Tối đến thì chẳng dám mở cửa, cũng không ai dám làm phiền vì biết bà rất mệt cần được nghỉ ngơi. Bà bảo, niềm an ủi lớn nhất của bà lúc này chỉ có đứa con và đám học trò nghèo.
Nghe tâm sự của bà, tôi chợt xót xa. Đến cái tuổi này mà đến ước mơ đơn giản là tự tay chăm sóc cho con cũng trở nên xa xỉ với bà. Vậy đến khi nào bà mới có thể thảnh thơi dành một chút cho riêng mình
Chiều dần buông xuống, bà ra khép cổng. Một lần nữa tôi xin phép bà chụp một tấm chân dung nhưng bà xua tay, lắc đầu: “Tôi chỉ là một người bình thường thôi…”.
Xem thêm: Tinh dầu ngải chữa nhức xương khớp!