Nguyên nhân đứt mạch máu não hay gặp là do cao huyết áp, vỡ phình mạch động mạch, vỡ dị dạng động-tĩnh mạch não, bệnh về máu. Đứt mạch máu não có nguy hiểm không, các triệu chứng của đứt mạch máu não là gì. Tất cả đều có trong bài viết dưới đây của Sanduoc.net, các bạn cùng tin hiểu nhé !
Nội dung chính trong bài viết
Nguyên nhân đứt mạch máu não?
1/ Cao huyết áp
Cao huyết áp được gây ra do các bệnh lý về thận hoặc nội tiết. Khi huyết áp tăng sẽ làm tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch. Bình thường, mạch máu có thể giãn ra để thích nghi với các cơn tăng huyết áp. Và chẳng may có những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông dẫn đến bít tắc, xơ vữa và mất hoàn toàn khả năng giãn nở thì áp lực lớn sẽ làm vỡ mạch máu não dẫn đến đột quỵ tai biến mạch máu não.
2/ Vỡ phình động mạch não
Mạch máu não bị phình lớn, không còn độ đàn hồi và vỡ ra gây đột quỵ. Hầu hết phình động mạch xảy ra ở người trẻ tuổi và rất ít triệu chứng nào trước đó hoặc các biểu hiện thường nhẹ dễ bị bỏ qua không thăm khám, do tính chủ quan của người trẻ tuổi. Khi động mạch vỡ gây chảy máu, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời nếu không nguy cơ tử vong là rất cao. Vỡ phình mạch não còn do dị dạng ở mạch não, thường gặp ở trẻ em.
3/ Bệnh về máu
Vỡ mạch máu não do bệnh mạch máu não thoái hóa dạng bột có xu hướng xuất hiện ở thùy não, thường xảy ra ở người lớn tuổi. Huyết áp tăng đột ngột do thuốc (phenylpropanolamine và cocaine) có thể gây xuất huyết não. Các nguyên nhân khác bao gồm: sử dụng thuốc chống đông, u não, dị dạng thông động tĩnh mạch não đặc biệt là ở người trẻ.
4/ Dị dạng động mạch – tĩnh mạch
Dị dạng động-tĩnh mạch là những bất thường trong quá trình phát triển của mạch máu, trong đó có một hay nhiều chỗ nối thông không bình thường, giữa động mạch hay tĩnh mạch. Những tổn thương này có thể phát hiện một cách ngẫu nhiên hoặc gặp ở bệnh nhân có cơn co giật, có tiếng thổi hoặc chảy máu trong sọ. Việc điều trị hiện nay đối với dị dạng động-tĩnh mạch còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật chẩn đoán và điều kiện phẫu thuật. Tình trạng dị dạng dễ dẫn đến vỡ động tĩnh mạch, có thể gây chảy máu khoang dưới nhện, nhu mô não… Đây là một trong những nguyên nhân của đột quỵ.
Triệu chứng đứt mạch máu não
Tai biến mạch máu não được chia làm 2 loại đó là tai biến mạch máu não nặng và nhẹ, nhưng dù là loại nào thì cũng sẽ để lại những hậu quả cho người bệnh. Vì vậy các bạn cần nhận biết các triệu chứng đứt mạch máu não thật sớm để kịp thời điều trị. Dưới đây là những triệu chứng đứt mạch máu não thường thấy:
- Có cơn đau đầu dữ dội: trên 50% bệnh nhân bị xuất huyết não đều có dấu hiệu này đầu tiên.
- Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững.
- Chóng mặt, ù tai, choáng váng, có khi là ngất xỉu.
- Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.
- Nhìn vật không rõ, méo xếch một bên mồm và một bên mắt.
- Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.
- Thỉnh thoảng đang nói chuyện bỗng dưng mất kiểm soát không nói được, uống nước bị sặc
- Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.
Đứt mạch máu não có nguy hiểm không
Vỡ mạch máu não là tình trạng cực kỳ nguy hiểm của bệnh lý thần kinh sọ não. Vậy đứt mạch máu não có cứu được không , hẳn đây là câu hỏi mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng muốn biết. Nguy cơ tử vong của đứt mạch máu não sẽ tăng cao nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời. Dưới đây là những biện pháp điều trị đứt mạch máu não:
1/ Điều trị nội khoa
Điều trị đột quỵ chảy máu não tùy thuộc nguyên nhân gây chảy máu (ví dụ do tăng huyết áp, sử dụng các thuốc chống đông, chất thương sọ não, bất thường mạch máu não). Hầu hết bệnh nhân cần được theo dõi sát và liên tục tại các đơn vị hồi sức cấp cứu trong và sau khi bị vỡ mạch máu não. Chăm sóc ban đầu đối với một bệnh nhân đột quỵ vỡ mạch máu não bao gồm:
- Xác định nguyên nhân chảy máu
- Kiểm soát huyết áp
- Ngừng tất cả các thuốc có thể gây chảy máu ( ví dụ: aspirin, warfarin).
- Đo và kiểm soát áp lực nội sọ.
2/ Phẫu thuật
Người bị đứt mạch máu não ngoài việc chỉ định theo dõi thì việc phẫu thuật sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu hoặc giảm áp lực hộp sọ. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật trong vòng 24 – 72 giờ đầu.
3/ Mở sọ giảm áp
Khi tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa do tăng áp lực của cục máu đông ở trong não, thầy thuốc có thể xem xét một phẫu thuật để mở xương sọ và/hoặc lấy bỏ máu tụ. Những yếu tố cần xem xét bao gồm: vị trí và kích thước chảy máu, tuổi của bệnh nhân, tình trạng của bệnh nhân và khả năng hồi phục sau vỡ mạch máu não. Vấn đề cốt lõi nhất trong điều trị vỡ mạch máu não là loại bỏ được khối máu tụ và khôi phục khoảng trống cho tế bào thần kinh. Nhưng thực hiện được là điều không hề dễ dàng.
4/ Điều trị đứt mạch máu não bằng đông y?
Hiện nay thuốc an cung trúc hoàn của Lương y Nguyễn Quý Thanh có tác dụng rất tốt cho người bị đứt mạch máu não. Bài thuốc đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân bị đứt mạch máu não “bệnh viên trả về”.
Ví dụ: Ông Nông Viết Chương và bà Hoài ở Hải Phòng là 2 trường hợp đặc biệt được báo chí đưa tin rầm rộ do đứt mạch máu não, bác sỹ kết luận là 90% chết, bệnh viện trả về sau khi sử dụng an cung trúc hoàn đã hồi phục nhanh chóng. Quý vị có thể đọc chi tiết tại: Ông Nông Viết Chương, Bà Hoài.
Công dụng an cung trúc hoàn: Giúp giãn nở và thông sạch lòng mạch não. Đánh tan máu tụ, tăng cường sức bền thành mạch. Chống đông máu, giúp phục hồi sau tai biến. Phòng và chống tai biến mạch máu não. Điều hòa huyết áp. Bơm máu đến các chi bị hoại tử do tắc mạch từ chấn thương.