Cổ trướng là tên của bệnh mà chân tay mình mấy gầy róc, bụng trướng to lên như cái trống. Nói một cách kỹ lưỡng thì cổ và trướng có khác nhau. Trướng thì nhẹ hơn, cổ thì nặng hơn. Trướng mà phát triển lên một mức nữa thì thành ra cổ, là bệnh tình nặng thêm; cổ mà sút một mức thì thành ra trướng, là đầy, là bệnh tình giảm nhẹ dần. Lý do sinh ra bệnh cổ trướng là vì Tỳ không vận hoá được, làm cho khí cơ đi sai lạc không lên xuống được như thường, đến nỗi khí thanh, khó trọc lẫn lộn với nhau, khí trệ lại, huyết kết lại, đường lưu thông bị ủng tắc mà thành ra.
Nội dung chính trong bài viết
Nguyên nhân bệnh Cổ trướng
1. Nội thương thất tình:
Thường là vì do nghĩ quá độ mà hại đến Tỳ, hoặc buồn rầu uất giận mà hại đến Can, Can khí quá vượng, mộc lấn làm hại đến Thổ, Can và Tỳ không bình thường mà làm cho phần khí không điều hoà được.
2. Ăn uống không điều hộ:
No đói không điều độ, hoặc ăn nhiều thứ ngon béo, quá say rượu, ăn nhiều đồ sống lạnh, đến nỗi tổn hại Tỳ vị, mà làm cho sự vận chuyển của khí vị bị rối loạn.
3. Làm việc lao lực hại đến khí:
Dương khí ở Tỳ vị yếu, Không vận chuyển được mà gây nên.
4. Trùng cổ độc ăn hại ở trong:
Khí huyết bị ngưng trệ, cũng có thể gây nên bệnh cổ trướng, thuỷ cổ.
Bệnh cổ trướng bao gồm nhữ thứ như Khí cổ, Thuỷ cổ, Cổ trướng, Nhiệt trướng, Hàn trướng, về chứng hậu của nó có thể đại khái chia làm hai loại là hư và thực. Cổ trướng thuộc về thực chứng, chủ yếu là chỉ vào tà thực; Cổ trướng thuộc về hư chứng, chủ yếu chỉ vào chính khí hư. Dưới đây theo thứ tự kê ra những chứng chính của bệnh cổ trướng thuốc hư và thuộc thực.
a, Khí cổ:
Khí nói ở đây là chỉ vào thất tình bị kích thích, lo nghĩ uất giận quá độ, trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho khí cơ bị nghẹt tắc, ảnh hưởng đến sự thăng gián của khí cơ, làm cho sự chuyển vận bị thất thường mà gây nên. Chứng trạng của bệnh này hiện ra nếu nhẹ thì khắp bụng đầy trướng, ngực tức, sườn đau, thường hay ợ hơi và hay đánh dắm; mỗi khi ợ hơi được hoặc đánh dắm được thì khoan khoái, thường ngày lo nghĩ uất ức ít vui, không muốn ăn uống, nặng thì bùng phình to lên, ngoài ra dạ dày mà sắc xanh, vỗ tay vào mà có tiếng kêu binh binh, đè tay vào rồi nhắc tay lên thì trở lại bình thường ngay, mạch phần nhiều Trầm Huyền.
b, Thuỷ cổ:
Bệnh này có thuỷ và có khí, khí trệ thì thuỷ động lại, khí vận hành thì thuỷ vận hành cho nên nước đọng lại ảnh hưởng đến sự vận hành của khí. Đó là một loại thuộc về thực chứng; còn có một loại thuỷ cổ vì hư mà sinh ra, loại này thì chính khí hư là chính, tà khí thực là phụ. Sẽ thấy rõ ở chứng cổ trướng thuộc hư dươi đây.
Chứng trạng chủ yếu của bệnh thuỷ cổ là: bụng trướng to khác thường, xem ngoài thì da mỏng và sáng, đè vào thì lõm xuống không nổi lên ngay, chân tay gầy gò, trong lâm sàng lại có tên gọi là “Đơn Phúc Trướng” hoặc “Trì thù cổ” (bụng nhện). Nếu đã lâu ngày không khỏi, bệnh tình nặng, lộ ra sự suy yếu đến cực độ, sắc mặt vàng héo không tươi, không sáng, chất lưỡi nhợt mền, rêu lưỡi sáng, mạch Trầm Tế hoặc Vi nhược, là đã đến giai đoạn tà khí thực, chính khí hư.
c, Huyết cổ:
Phần nhiều vì khí trệ huyết ứ, cũng có khi vì bị đòn ngã bị thương, bị ứ huyết tích ở trong mà thành ra. Chứng trạng của nó là bụng trướng to, nhẹ thì ngoài da ở bụng hiện rõ tia máu đỏ, nặng thì nổi lên gân xanh. Nếu đơn thuần ứ huyết thì tiểu tiện tự lợi, kém có thuỷ thũng thì tiểu tiện không lợi đại tiện thường đen, sắc mặt xanh đen mà gầy, mạch Trầm.
d, Cổ trướng:
Là vĩ trùng cổ độc ăn hại mà gây nên, chứng trạng hiện ra là bụng to như cái trống, chân tay gầy mòn, có khi bụng trướng lên mà đau, môi đỏ sắc mặt nhợt, đói thì mửa ra nước trong, thích ăn đồ béo ngọt, mắt lờ đờ, trên lưỡi có điểm, mạch không to, không nhỏ.
e, Nhiệt trướng:
Trường vì thấp nhiệt trở tắc ở trong mà gây nên, chứng trạng hiện ra là bụng trướng to mà cứng, đau không cho nắn tay vào, phát sốt, miệng đắng, cổ khô, lưỡi khô, tiểu tiện đỏ, đại tiện bí, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Hoạt Sác.
g, Tỳ hư cổ trướng:
Chứng trạng chủ yếu là bụng đầy có khí bớt, đè vào thì mền không đau, bụng sôi, đại tiện lỏng, sắc mặt vàng héo, tiếng nói nhỏ yếu hơi thở ngắn, người ngọc mệt, chật lưỡi nhợt, sắc bộ mạch Trầm Nhược.
h, Tỳ thận hư cổ trướng:
Ăn vào không tiêu hoá, bụng trướng đầy, đại tiện phân sệt, phần nhiều đi vào lúc mờ sáng, đầu mắt choáng váng, tai ù nghe không rõ, lưng đau gối mỏi, di tinh, đổ mồ hôi trộm, mạch Trầm Tế, hai bộ xích càng Trầm Tế hơn.
i, Hàn trướng:
Người vốn suy yếu mà âm hàn thinh ở trong, tụ lại lâu ngày không tan, làm hại đến dương khí ở Tỳ. Chứng trạng hiện ra bụng đầy trướng ngầm ngầm đau gò lên, gặp nóng thì bớt, chân tay lạnh, tiểu tiện trong, đại tiện phân sệt, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch phần nhiều Trầm Trì.
Cách chữa bệnh Cổ trướng:
Pháp chữa bệnh cổ trướng, nếu thuộc về thực chứng thì có thể hành khí, hoặc hoạt huyết, hoặc trục thuỷ khí, hoặc thanh nhiệt, hoặc sát trùng; nếu thuộc về hư chứng thì phải làm cho Trung tiêu ấm và mạnh lên, cần chiếu cố đến Tỳ Thận, nếu hư kiêm cả thực thì nên vừa bổ vừa tiêu.
Về thực chứng:
Như khí cổ thì phép chữa nên làn cho khí trung tiêu khoan khoái, dùng bài Khoan trung thang (137). Tuỷ cổ thì nên cong trục thuỷ khí, dùng những bài Vũ trung thang (138) Châu sa thần hựu hoàn. Huyết cổ, thì nên thông huyết trừ ứ đọng để hành khí, dùng bài Đương quy hoạt huyết thang (139). Cổ trướng thì nên sát cổ (sát trùng) tiêu trướng (tức là các cách hoạt huyết khử ứ, hành khí trục thuỷ) dùng bài Tiêu cổ thang (140). Nhiệt trướng thì nên thanh nhiệt trừ thấp, dùng bài Trung mãn phân tiêu hoàn (141).
Về hư chứng:
Cần phân biệt rõ ràng, tạng nào bị hư, như vị tỳ hư thì chủ yếu là phải thực tỳ, dùng bài Thực tỳ ẩm; như vì Tỳ Thận đều hư thì nên ôn bổ Tỳ thạn, dùng những bài như Phụ tử lý trung thang (65), Từ thần hoàn. Nếu cổ trướng có trùng mà ghé hư thì chuỷ yếu nên ôn trùng tán hàn, dùng bài Lý trung thang (11).
Bài thuốc chữa bệnh Cổ trướng:
11. Lý trung thang (thương hàn luận)
Thành phần gồm: Nhân sâm, Càn khương, Cam thảo (chích), Bạch truật mỗi vị 3 lạng sắc uống.
65. Phụ tử lý trung thang (chứng trị chuẩn thằng)
Tức là Lý trung thang gai Phụ tử sắc uống
137. Khoan trung thang
Binh lang, Hậu phác, Mộc hương, Khâu nhân, Thanh bì, Trần bì, Đại phục bì, Uất kim, Trạch tả.
138. Vũ công tán (trương tử hoà)
Hắc sửu 4 lạng, Tiều hồi hương (sao) 1 lạng, Quảng mộc hương 1 lạng.
140. Tiêu cổ thang
Bán hạ, La bạc tử, Chích thảo, Tử tô, Sa nhân, Nhục khẩu, Chỉ xác, Thanh bì, Trần bì, Tam lăng, Nga truật, Binh lang, Quan quế, Bạch khẩu, Tất trứng già, Mộc hương, Sinh khương, Đại táo.
141. Trung mãn phân tiêu hoàn (Lý đông Viên phương)
Hoàng liên 5 đồng, hoàng cầm 5 đồng, Hậu phác 1 lạng, Chỉ xác 5 đồng, Bán hạ 5 đồng, Phục linh 2 đồng, Bạch truật 1 đồng (có chỗ 5 đổng rưỡi). Nhân sâm 1 đồng (có chỗ 5 đồng). Trư linh 1 đồng (có chỗ 5 đồng rưỡi), Trạch tả 3 đồng, Cam thảo 1 đồng (chích), Càn khương 2 đồng.