THUỐC TƯƠNG PHẢN – DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ CÁC BIẾN CHỨNG

THUỐC TƯƠNG PHẢN – DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ CÁC BIẾN CHỨNG

I. PHẢN ỨNG NGOÀI THẬN

1. Phản ứng cấp: xảy ra trong vòng 1 giờ sau tiêm thuốc tương phản

Phân loại mức độ:

✓ Nhẹ: triệu chứng thoáng qua:

Phản ứng giống dị ứng:

* Mề đay, ngứa nhẹ, phù da nhẹ, ngứa cổ họng, nghẹt mũi, hắt hơi, viêm kết mạc, chảy nước mũi

Phản ứng cơ thể:

* Buồn ói, nôn ói nhẹ, cơn nóng bừng mặt, cảm giác lạnh, nóng, đau đầu, chóng mặt, lo lắng, thay đổi vị giác, tăng huyết áp nhẹ, phản ứng phế vị thoáng qua

✓ Trung bình: triệu chứng thường nặng hơn, sẽ diễn tiến nặng hơn nếu không điều trị

Phản ứng giống dị ứng: Mề đay/ngứa Phản ứng cơ thể: buồn ói, nôn ói kéo dài, nhiều nơi, ban đỏ lan tỏa , phù mặt, tăng huyết áp khẩn trương, đau ngực, nghẹn họng, giọng khàn nhưng không phản ứng phế vị khó thở, khò khè, co thắt phế quản

✓ Nặng: đe dọa mạng sống, có thể dẫn đến phù phổi, ngưng tuần hoàn hô hấp

Giống dị ứng:

Phù mặt, toàn thân kèm khó thở Ban đỏ toàn thân kèm tụt huyết áp Phù thanh quản, khò khè, giảm oxy máu Khò khè, co thắt phế quản, giảm oxy máu nặng

Phản ứng phản vệ(tụt huyết áp + mạch nhanh)

Phản ứng cơ thể:

Phản ứng phế vị không đáp ứng với điều trị

Loạn nhịp tim

Co giật

Tăng huyết áp cấp cứu

*:biểu hiện giống phản ứng dị ứng nhưng không xác định được đáp ứng kháng nguyên-kháng thể, phản ứng giống dị ứng không phụ thuộc vào liều, nồng độ

**:do trong thuốc tương phản có những phân tử đặc hiệu trực tiếp gây độc TB, nồng độ thẩm thẩm thấu cao, hoặc những phân tử gắn kết vào chất hoạt hóa

ĐIỀU TRỊ

✓ Mề đay

Mức độ

Điều trị

Nhẹ

– Theo dõi, cân nhắc:

– Diphenhyramine 25-50mg PO hoặc

– Fexophenadine 180mg PO

Trung bình

– Theo dõi sinh hiệu, lập đường truyền TM

– Diphenhyramine 25-50mg PO hoặc

– Fexophenadine 180mg PO

– Diphenhyramine 25-50mg IM hoặc IV(tiêm TM chậm trong 1-2 phút)

Nặng

– Theo dõi sinh hiệu, lập đường truyền TM

– Diphenhyramine 25-50mg IM hoặc IV(tiêm TM chậm trong 1-2 phút)

– Cân nhắc thêm Epinephrine 0.3mg IM hoặc IV

✓ Ban đỏ lan tỏa:

– Lập đường truyền TM, theo dõi sinh hiệu, Spo2, thở oxy mặt nạ 6-10l/phút

– Nếu có kèm tụt huyết áp→Normal saline hoặc Lactacted Ringer 1000ml tốc độ nhanh

– Nếu vẫn còn nặng, không đáp ứng với dịch truyền→xem xét Epinephrine IV 1-3ml (1:10000) qua đường truyền TM, lập lại 5-10 phút nếu cần, tối đa 10ml

– Nếu không có đường truyền TM→Epinephrine IM 0.3mg (0.3ml 1:10000), có thể lập lại đến tổng cộng 1mg

– Gọi khoa cấp cứu tổng hợp 

✓ Co thắt phế quản:

– Lập đường truyền TM,sinh hiệu, spo2, thở oxy 6-10l/phút

Nhẹ

– Đồng vận beta MDI(albuterol) xịt 2 nhát, lập lại khi cần

– Theo dõi sinh hiệu, chuyển BN qua khoa cấp cứu

Trung bình

– Epinephrine IM 0.3mg(0.3ml 1:1000) tối đa 1mg hoặc

– Epinephrine IV 1-3ml(1:10000) tối đa 1mg

– Gọi khoa cấp cứu

Nặng

– Epinephrine IV 1-3ml(1:10000) tối đa 1mg

– Epinephrine IM 0.3mg(0.3ml 1:1000) tối đa 1mg

– Gọi khoa cấp cứu

✓ Phù thanh quản:

– Đường truyền TM,sinh hiệu, spo2, thở oxy 6-10l/phút

– Epinephrine IV 1-3ml(1:10000) tối đa 1mg

– Epinephrine IM 0.3mg(0.3ml 1:1000) tối đa 1mg

– Gọi khoa cấp cứu

✓ Tụt huyết áp( HA tâm thu <90mmHg):

– Đường truyền TM, sinh hiệu, Spo2, oxy 6-10l/phút,nâng cao chân >60 độ, Normal saline hoặc Latacted Ringers 1000ml chảy nhanh

– Tụt huyết áp kèm mạch chậm(mạch <60l/phút)(phản ứng phế vị) Atropine IV 0.6-1mg(lập lại, tối đa 3mg)

– Tụt huyết áp kèm mạch nhanh(mạch > 100l/phút)

+ Epinephrine IV 1-3ml(1:10000) lập lại tối đa 1mg hoặc S Epinephrine IM 0.3mg(0.3ml 1:1000) lập lại tối đa 1mg 

+ Gọi khoa cấp cứu 

+ Cơn tăng huyết áp:

– Đường truyền TM, sinh hiệu, Spo2, oxy 6-10l/phút

– Labetalol 20mg IV, tăng liều gấp đôi sau 10 phút

– Nếu không có Labetalol dùng:

• Nitroglycerine 0.4mg ngậm dưới lưỡi, lập lại sau 5-10 phút nếu cần

• Furosemide IV 20-40mg

– Gọi đội hồi sức

❖ Hôn mê, vô mạch:

– Kiểm tra tri giác, đáp ứng

– Gọi đội hồi sức

– Xoa bóp tim ngoài lồng ngực(30 lần ấn tim, 2 lần thông khí)

– Huy động máy khử rung shock điện tự động(AED), đánh shock điện khi có chỉ định

– Epinephrine IV 10ml(1:10000), lập lại mỗi 2 phút

❖ Phù phổi:

– Đường truyền TM, sinh hiệu, spo2, oxy 6-10l/phút, nâng cao đầu giường

– Furosemide IV :20-40mg

– Morphine IV :1-3mg lập lại mỗi 5-10 phút khi cần

– Gọi khoa cấp cứu

❖ Co giật:

– Quan sát , bảo vệ BN khỏi va chạm

– Nghiêng BN qua 1 bên, kiểm tra thông thoáng đường thở, đường truyền TM, sinh hiệu, Spo2, oxy 6-10l/phút

– Nếu không giảm→Lorazepam IV :2-4mg, tối đa 4mg

❖ Hạ đường huyết:

– Đường truyền TM, oxy 6-10l/phút

– BN có thể nuốt được: uống nước đường hoặc nước trái cây

– BN không nuốt được, có sẵn đường truyền :Dextrose 50% 25mg IV > 2 phút

– Nếu không có đường truyền TM: glucagon 1mg IM

❖ Cơ lo lắng, hốt hoảng:

– Tìm nguyên nhân, xem xét dấu hiệu và triệu chứng

– Đường truyền TM, sinh hiệu, Spo2, oxy 6-10l/phút

– Trấn an bệnh nhân

Phòng ngừa xảy ra phản ứng cấp cho BN đã có tiền căn phản ứng trước đây:

Hydrocortisone IV 200mg hoặc Methylprednisolone IV 40mg

2. Phản ứng muộn xảy ra 1 giờ-1 tuần sau tiêm thuốc tương phản

❖ Triệu chứng: mẫn đỏ, dát sần, ban đỏ, sưng ngứa thường tự giới hạn.buồn nôn, nôn ói, nhức đầu, đau cơ xương, sốt.

❖ Nguy cơ: Có phản ứng muộn trước đây

Đang điều trị Interleukin-2 Sử dụng nonionic dimers

• Điều trị:

– Giống như điều trị phản ứng da gây ra do những thuốc khác (ví dụ kháng histamine, steroid hoặc emollient bôi tại chỗ

– BN bị dị ứng cản quang trước đây, hoặc đang điều trị interleukin-2 nên được cảnh báo rằng họ có thể có phản ứng da muộn, do đó họ cần gặp BS khi có triệu chứng bất thường

– Để giảm nguy cơ bị phản ứng lần 2, sử dụng thuốc cản quang khác với loại mà dự đoán đã thúc đẩy phản ứng lần đầu. Không dùng những loại cho phản ứng chéo trên test da

– Thuốc dự phòng thường không được khuyến cáo

Chú ý: Phản ứng da muộn hiện chỉ thấy sau tiêm thuốc cản quang(chưa thấy ghi nhận sau tiêm thuốc tương phản từ và thuốc cản âm)

3. Phản ứng rất muộn; phản ứng thường xảy ra > 1 tuần sau tiêm thuốc tương phản

3.1. Nhiễm đôc giáp (sau tiêm thuốc cản quang)

• Nguy cơ:

– Cường giáp basedow không điều trị

– Bệnh nhân bướu giáp đa nhân, nhiễm độc giáp đặc biệt người già và/hoặc sống ở vùng chế độ ăn thiếu iod

• Điều trị:

– Không tiêm thuốc cản quang Iod cho BN cường giáp

– Không cần thiết điều trị dự phòng

– Ở nhóm BN nguy cơ cao(thường gặp ở BN ăn thiếu iod) hội chẩn BS nội tiết để điều trị dự phòng,

– BN nguy cơ cao nên được theo dõi sát bởi BS Nội tiết sau khi tiêm cản quang Iod

– Không chụp cản quang đường mật ở BN có nguy cơ

3.2. Xơ hóa hệ thống do thận (NSF) (sau tiêm Gadolinium):

– Khởi phát từ ngày tiếp xúc cho đến 2-3 tháng sau đó, có khi vài năm sau khi tiếp xúc với Gadolinium

– Ban đầu: đau, ngứa, sưng, ban đỏ, thường bắt đầu ở chân

– Sau đó:

☆ Da và mô dưới da dày, chắc như gỗ

☆ Xơ hóa các cơ quan nội tạng: cơ, cơ hoành, tim gan phổi …

– Hậu quả: co cứng, suy mòn, phần lớn tử vong

✓ Phân loại nguy cơ bị NSF

a. Liên quan BN

– Nguy cơ cao:

☆ Bệnh thận mạn độ 4 và 5 (GFR < 30ml/ min)

☆ Bệnh nhân đang lọc máu

☆ Bệnh nhân suy thận cấp

– Nguy cơ thấp: Bệnh thận mạn độ 3 (GFR 30-59ml/min)

– Không có nguy cơ: GFR > 60 ml/min b. Thuốc tương phản

– Nguy cơ cao: Gadodiamide (Omniscan®) , Gadopentetate dimeglumine (Magnevist® plus generic products), Gadoversetamide (Optimark®)

+ Những thuốc này chống chỉ định ở:

☆ Bệnh thận mạn giai đoạn 4 và 5 (GFR < 30 ml/min), bao gồm đang lọc máu

☆ Suy thận cấp

☆ Phụ nữ có thai

☆ Trẻ sơ sinh

+Những thuốc này nên sử dụng thận trọng ở:

☆ Bệnh thận mạn độ 3 (GFR 30-60 ml/min)→ nên cách nhau ít nhất 7 ngày giữa 2 lần chích

☆ Trẻ em dưới 1 tuổi

Chú ý:

* Phụ nữ đang cho con bú→ vắt bỏ sữa, và ngưng cho trẻ bú trong 24h

* Bắt buộc đo eGFR và đánh giá lâm sàng trước khi tiêm

* Những thuốc này không được cho cao hơn 0.1mmol/kg trong 1 lần chụp ở bất cứ trường hợp nào

– Nguy cơ trung bình: Gadobenate dimeglumine (Multihance®), Gadofosveset trisodium(Vasovist®, Ablavar®), Gadoxetate disodium(Primovist®, Eovist®)

+ Thận trọng ở:

☆ Bệnh thận mãn giai đoạn 4 và 5 (GFR < 30 ml/min)→ nên cách nhau ít nhất 7 ngày giữa 2 lần sử dụng thuốc

☆ Phụ nữ có thai: có thể được sử dụng để muốn có kết quả quan trọng

☆ Phụ nữ cho con bú: nên hỏi ý kiến BS liệu có cần vắt bỏ sữa trong 24h đầu sau khi tiêm thuốc hay không

– Nguy cơ thấp: Gadobutrol (Gadovist®, Gadavist®) , Gadoterate meglumine (Dotarem®, Magnescope®), Gadoteridol (Prohance®)

+ Thận trọng ở:

☆ Bệnh thận mãn giai đoạn 4 và 5 (GFR < 30 ml/min)→ nên cách nhau ít nhất 7 ngày giữa 2 lần sử dụng thuốc

☆ Phụ nữ có thai: có thể được sử dụng để muốn có kết quả quan trọng

☆ Phụ nữ cho con bú: nên hỏi ý kiến BS liệu có cần vắt bỏ sữa trong 24h đầu sau khi tiêm thuốc hay không

BN bị NSF: Gadolinium chỉ được sử dụng nếu chỉ định là quá cần thiết và chỉ thuốc có nguy cơ thấp hoặc trung bình được sử dụng trong trường hợp này, dùng lượng thuốc thấp nhất có thể mà cho được kết quả chẩn đoán. Luôn luôn ghi lại tên và liều thuốc tương phản đã sử dụng trong hồ sơ BN

II. PHẢN ỨNG THẬN

Đính nghĩa: bệnh thận do thuốc tương phản (CIN) là tình trạng giảm chức năng thận trong vòng 3 ngày tiêm thuốc tương phản mà không quy cho 1 nguyên nhân khác, tăng creatinin máu > 25% hoặc 44 micromol/l (0.5mm/dL)

1. Phản ứng thận với thuốc cản quang Iod

Yếu tố nguy cơ

– eGFR < 60ml/phút/1.73m2 dùng đường ĐM

– eGFR < 45ml/phút/1.73m2 dùng đường TM

Đặc biệt khi đi kèm:

☆ Bệnh thận do ĐTĐ

☆ Mất nước

☆ Suy tim xung huyết (NYHA 3-4) và EF thấp

☆ Nhồi máu cơ tim cách đây chưa tới 24h

☆ Bơm bóng đối xung ĐM chủ

☆ Tụt huyết áp quanh phẫu thuật

☆ Hct giảm

☆ >70 tuổi

☆ Đang dùng đồng thời thuốc độc thận

– Đã biết hoặc nghi ngờ suy thận cấp

– Dùng thuốc cản quang đường ĐM

– Cản quang độ thẩm thấu cao

– Dùng lượng lớn thuốc cản quang

– Dùng nhiều lần thuốc cản quang trong vòng ít ngày

2. Phản ứng thận đối với thuốc tương phản từ Gadolinium

– Nguy cơ độc thận sẽ thấp nếu sử dụng thuốc tương phản từ ở liều thích hợp

– Đối với BN chức năng thận giảm, xin xem phần ESUR guideline NSF

– Gadolinium không nên sử dụng trong chụp màn hình quang ở BN suy thận

– Gadolinium gây độc thận nhiều hơn thuốc cản quang cùng liều

✓ Quy trình chụp

– Xác định nhóm BN bắt buộc đo eGFR trước chụp:

☆ BN đã biết có eGFR < 60ml/phút/1.73m2

☆ Dùng thuốc cản quang qua đường ĐM

☆ BN > 70 tuổi

☆ Tiền căn: Suy thận, phẫu thuật thận, tiểu đạm, đái tháo đường, tăng huyết áp, Gout, dùng thuốc độc thận gần đây

– BN không có nguy cơ → tiến hành chụp, dùng lượng thuốc cản quang thấp nhất cho kết quả chẩn đoán

– Đối với BN có yếu tố nguy cơ(xem phần II.1)

+ Cân nhắc phương pháp hình ảnh khác không sử dụng thuốc cản quang Iod + Bàn bạc việc dừng thuốc độc thận với BS điều trị 

+ Làm tăng thể tích dịch BN.

♦Protocol thường là Normal saline TM 1-1.5ml/kg/h cho ít nhất 6 giờ trước và sau chụp.

♦ Protocol khác là Sodium bicarbonate (154mEq/l in Dextro 5% water), 3 ml/kg/h trong 1 giờ trước chụp và 1ml/kg/h trong 6 giờ sau chụp + Sử dụng thuốc cản quang thẩm thấu thấp hoặc đẳng trương + Sử dụng ít thuốc cản quang nhất mà có thể chẩn đoán được + Tiếp tục làm đầy thể tích, xác định eGFR 48-72h sau chụp 

♦  Trường hợp chụp cấp cứu

– Xác định BN có nguy cơ cao nếu có thể (xem phía trên)

– Chờ đợi eGFR nếu quy trình có thể trì hoãn mà không làm xấu tình trạng BN

– Nếu chưa có được eGFR, làm theo bảng hướng dẫn chụp đường ĐM cho BN eGFR# 45-60ml/phút/1.73m2, chụp đường TM cho BN eGFR < 45ml/phút/1.73m2 trong tình huống lâm sàng cho phép

– Cân nhắc phương pháp hình ảnh khác không sử dụng thuốc cản quang Iod

– Làm tăng thể tích dịch càng sớm càng tốt trước khi chụp

– Sử dụng thuốc cản quang thẩm thấu thấp hoặc đẳng trương(BN có nguy cơ)

– Sử dụng ít thuốc cản quang nhất mà có thể chẩn đoán được

– Tiếp tục làm đầy thể tích, xác định eGFR 48-72h sau chụp

Chú ý: không có thuốc phòng ngừa nào (dãn mạch thận, đối kháng thụ thể điều hòa mạch máu nội sinh, và thuốc bảo vệ tế bào) cho thấy bảo vệ thận do thuốc cản quang

III. NHỮNG MỤC KHÁC

1. Bệnh nhân uống Metformin

a. Thuốc cản quang Iod

– BN eGFR > 60ml/phút/1.73m2 (bệnh thận mạn giai đoạn 1 và 2) có thể uống tiếp Metformin bình thường

– Bệnh nhân eGFR 30-59ml/phút/1.73m2 (bệnh thận mạn giai đoạn 3)

☆ BN dùng thuốc cản quang TM có eGFR > 45ml/phút /1.73m2 có thể tiếp tục dùng Metformin

☆ BN dùng thuốc cản quang đường ĐM và những BN dùng thuốc cản quang đường TM có eGFR từ 30-44ml/phút/1.73m2 nên dừng Metformin 48 giờ trước khi dùng thuốc cản quang và chỉ dùng lại sau 48 giờ nếu chức năng thận không xấu đi

– Không dùng Metformin và thuốc cản quang Iod ở BN eGFR < 30ml/phút/1.73m2 (bệnh thận mạn giai đoạn 4 và 5), hoặc chức năng gan giảm hoặc giảm oxy máu.

– Bệnh nhân chụp cấp cứu:

☆ Cắt ngay Metformin từ lúc dùng thuốc cản quang.

☆ Theo dõi nhiễm toan lactic sau chụp.

☆ Sử dụng lại Metformin sau 48 giờ nếu chức năng thận không thay đổi so với trước chụp

b Thuốc tương phản từ Gadolinium:

– Bệnh nhân ĐTĐ uống Metformin không cần thận trọng khi dùng Gadolinium

2. Phụ nữ có thai và cho con bú

a. Thuốc cản quang Iod

– Có thai:

☆ Trong những trường hợp ngoại lệ, có thể sử dụng thuốc cản quang iod ở phụ nữ có thai

☆ Sau khi tiêm thuốc cản quang Iod vào người mẹ mang thai, nên kiểm tra chức năng tuyến giáp cho trẻ mới sanh trong tuần đầu

– Cho con bú: bú sữa mẹ có thể tiếp tục bình thường tuy nhiên khuyến cáo người mẹ nên vắt sữa trước khi dùng thuốc cản quang Iod để cho trẻ bú 24 giờ sau đó

– Phụ nữ có thai và cho con bú bị suy thận: không cần thiết phải thận trọng cho bào thai và trẻ mới sanh

b. Thuốc tương phản từ Gadolinium

– Có thai

☆ Khi có chỉ định bắt buộc MRI dùng thuốc tương phản từ: nên chọn loại

thuốc nguy cơ thấp, dùng liều nhỏ nhất có thể chẩn đoán

☆ Sau khi dùng thuốc tương phản từ, không cần làm thêm xét nghiệm nào ở trẻ mới sanh

– Cho con bú: bú sữa mẹ có thể tiếp tục bình thường tuy nhiên khuyến cáo người mẹ nên vắt sữa trước khi dùng thuốc Gadolinium để cho trẻ bú 24 giờ sau đó

– Phụ nữ có thai và cho con bú bị suy thận: chống chỉ định Gadolinium

3. Lọc máu và dùng thuốc tương phản

Tất cả thuốc cản quang Iod và Gadolinium đều được thải ra bằng chạy thận nhân tạo lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc.Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy lọc máu sẽ bảo vệ BN suy thận khỏi bệnh thận do thuốc tương phản hoặc NSF. Nên tránh quá tải dịch và nồng độ thẩm thấu ở mọi BN.

a. BN đang chạy thận nhân tạo

– Thuốc cản quang Iod

☆ Không có liên quan giữa thời điểm bơm thuốc cản quang và lọc máu

☆ Không cần thiết tăng cường lọc máu thêm để thải trừ thuốc cản quang

– Gadolinium

☆ Xác định thời gian giữa thời điểm tiêm Gadolinium với lọc máu

☆ Tăng cường lọc máu thêm để loại trừ thuốc tương phản từ càng sớm càng tốt

b. BN đang thẩm phân phúc mạc

– Thuốc cản quang Iod và tương phản từ:

☆ Lọc máu để loại bỏ thuốc cản quang là không cần thiết, nhưng nếu Gadolinium thì nên bàn bạc với BS điều trị

4. Tác động của thuốc cản quang Iod lên Phổi

Tác động xấu lên Phổi

☆ Co thắt phế quản

☆ Gia tăng kháng lực mạch máu phổi

☆ Phù phổi

BN có nguy cơ

☆ Tiền căn Hen

☆ Tiền căn Cao áp phổi

☆ Suy tim

Để giảm nguy cơ xấu lên Phổi

☆ Sử dụng thuốc tương phản nồng độ thấp hoặc đẳng trương

☆ Tránh dùng liều tương phản lớn

5. Liên quan của thuốc cản quang Iod và mạch máu:

Ảnh hưởng xấu của thuốc cản quang Iod lên máu và lớp nội mạch là tạo huyết khối người ta thấy rằng:

– Tất cả thuốc cản quang đều có tính chất chống đông, đặc biệt là loại Ion hóa

– Thuốc cản quang ion hóa nồng độ thẩm thấu cao có thể tạo huyết khối do phá hủy lớp nội mạch đặc biệt ở kĩ thuật Tĩnh mạch đồ

– Thuốc và các dụng cụ can thiệp giảm nguy cơ huyết khối trong quá trình can thiệp làm giảm đi ảnh hưởng của thuốc cản quang

Cách khắc phục

– Kĩ thuật chụp mạch máu phải cẩn thận, đây là yếu tố quan trọng làm giảm nguy cơ thuyên tắc huyết khối

– Thuốc tương phản nồng độ thấp hoặc đẳng trương nên được dùng trong quy trình chụp chẩn đoán và can thiệp bao gồm kĩ thuật Tĩnh mạch đồ

6. Thoát thuốc tương phản ra ngoài mạch

a. Loại tổn thương:

– Hầu hết là nhẹ

– Tổn thương nặng bao gồm loét da, hoại tử mô mềm và hội chứng chèn ép khoang

b. Nguy cơ:

– Liên quan kĩ thuật

☆ Sử dụng bơm tiêm điện

☆ Vị trí chích không tối ưu : chi dưới, và TM xa và nhỏ

☆ Lượng thuốc tương phản nhiều

☆ Nồng độ thẩm thấu cao

– Liên quan BN

☆ Không có khả năng giao tiếp

☆ TM yếu, dễ vỡ, vỡ

☆ Thành ĐM yếu

☆ Hệ dẫn truyền lympho hoặc TM bị hư hại

☆ Béo phì

c. Điều trị

☆ Kĩ thuật tiêm TM kỹ càng, sử dụng cannula nhựa kích thước thích hợp tương ứng với từng Vein để điều chỉnh tốc độ chảy trong quá trình bơm tiêm thuốc

☆ Tiêm thử với Normal Saline

☆ Sử dụng thuốc cản quang không ion hoá

☆ Đa số chỉ cần điều trị bảo tồn

o Nâng cao chân 

o Ướp đá lạnh để giảm đau

o Chườm nóng để tăng hấp thu thuốc tương phản vào lòng mạch

o Theo dõi kĩ

☆ Nếu nghi ngờ tổn thương nghiêm trọng , nên hội chẩn BS ngoại khoa

7. Độ an toàn của chất tương phản trong siêu âm

Tình trạng

☆ Thuốc tương phản trong siêu âm thường là an toàn

Chống chỉ định

☆ Suy tim nặng (ví dụ NYHAIII-IV)

Loại và độ nặng phản ứng

☆ Phần lớn phản ứng nhẹ (đau đầu, buồn nôn,cảm giác nóng, thay đổi vị giác) và sẽ tự hết

☆ Phản ứng nặng hơn thường hiếm gặp và triệu chứng giống như là thuốc tương phản Iod và gadolinium

Để giảm nguy cơ

☆ Kiểm tra sự không dung nạp của bất cứ thành phần nào trong thuốc tương phản

☆ Sử dụng liều cản âm thấp nhất và thời gian quét ngắn nhất để cho phép chẩn đoán

Điều trị

☆ Nếu tình trạng nghiêm trọng xem phần phản ứng ngoài thận

8. Độ an toàn của chất cản quang Barium

Vấn đề

Cách khắc phục

Chống chỉ định

Sự nguyên vẹn của thành dạ dày bị phá hủy

☆ Sử dụng thuốc tương phản iodine hòa tan trong nước

☆ Ở trẻ mới sanh và bệnh nhân có nguy cơ dò vào trung thất và/hoặc phổi sử dụng thuốc tương phản nồng độ thẩm thấu thấp hoặc đẳng trương

Từng có phản ứng dị ứng với sản phẩm có Barium

☆ Sử dụng thuốc tương phản Iod hòa tan trong nước và chuẩn bị thuốc sẵn để điều trị phản ứng.

Thận trọng

Hẹp ruột

☆ Sử dụng chỉ 1 lượng nhỏ

Viêm ruột lan toả

☆ Tránh thụt tháo barium

Biến chứng

Giảm vận động ruột

☆ Khuyến khích nhập dịch vào nhiều

Thấm nhập vào mạch máu

☆ Xác định sớm và quan sát cẩn thận

☆ Dịch truyền TM và kháng sinh

☆ Có thể phải điều trị cấp cứu

Viêm phổi hít

☆ Nội soi phế quản để lấy ra

☆ Vật lí trị liệu lồng ngực

☆ Kháng sinh

IV. BỘ DỤNG CỤ CẦN CÓ TRONG PHÒNG CT, MRI, DSA

– Bình oxy, dụng cụ cung cấp oxy, oxy râu, mặt nạ oxy không thở lại

– Dụng cụ hút và dây dẫn các loại

– Ồng nghe, máy đo huyết áp, garô

– Dịch truyền Normal saline, Latacted Ringers

– Bơm tiêm, kim bướm đủ các kích cỡ

– Epinephrine (1:10000) 10ml pha sẵn trong syrine để tiêm TM

– Epinephrine(1:1000)1ml để tiêm mạch hoặc tiêm bắp

– Atropine 1mg pha sẵn trong 10ml

– Đồng vận Beta MDI

– Diphenhydramine PO/IM/IV

– Nitroglycerin 0.4mg ngậm dưới lưỡi

– Dextrose 50% 25mg/50ml

Chú thích: IM: tiêm bắp, IV: tiêm mạch, PO: uống, TM: tĩnh mạch, ĐM: động mạch, BN: bệnh nhân

Tài liệu tham khảo:

1) ACR manual on contrast media version 9,2013

2) ESUR guideline on contrast media 8/2013

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *