VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN

VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN

BS.CKI. Hồ Đặng Nghĩa Khoa Hô Hấp

1. Định nghĩa

Viêm phổi bệnh viện là tình trạng viêm phổi xuất hiện > 48 giờ sau nhập viện

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán

– Tối thiểu 2 trong các triệu chứng

* Sốt

* Số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm

* Đàm mủ

– X quang phổi hiện diện thâm nhiễm mới

3. Phân loại

3.1. Yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ cao

Tuổi > 65 Viêm tụy

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Rối loạn chức năng hệ thần kinh: stroke, uống thuốc quá liều, hôn mê Suy tim, suy dinh dưỡng, tiểu đường, nghiện rượu Đặt nội khí quản

Yếu tố nguy cơ thấp: không có một trong các yếu tố nguy cơ cao

3.2. Độ nặng

Viêm phổi bệnh viện nhẹ và trung bình Viêm phổi bệnh viện nặng

– Điều trị tại ICU

– Suy hô hấp

– Thâm nhiễm diễn tiến nhanh trên x quang phổi, nhiều thuỳ,tạo hang

– Nhiễm trùng nặng với hạ huyết áp và hoặc tổn thương cơ quan đích

♠ Shock (HA tâm thu<90mmHg; HA tâm trương<60mmHg)

♠ Yêu cầu dùng thuốc vận mạch trên 4 giờ

♠ Nước tiểu < 20ml /giờ; nước tiểu < 80ml /4 giờ

– Suy thận cấp yêu cầu lọc thận

3.3. Khởi phát

– Khởi phát sớm: viêm phổi xảy ra trước 5 ngày sau khi nhập viện

– Khởi phát muộn: sau 5 ngày

4. Nguyên tắc điều trị

4.1. Điều trị nâng đỡ

– Cung cấp oxy

– Bù nước điện giải

– Dinh dưỡng

4.2. Lựa chọn kháng sinh Nhóm 1:

– Viêm phổi khởi phát sớm(2-5 ngày)

– Viêm phổi nhẹ-trung bình

– Viêm phổi nặng kèm yếu tố nguy cơ thấp

– Vi khuẩn gây bệnh

* Enterobacteriaea

* Streptococcus pneumoniae

* Haemophilus influenza

* MethiciUin-sensitive staphylococcus aureus

– Kháng sinh đề nghị

Chất ức chế B-lactam/p lactamase hoặc

* Cetriaxone

* Fluoroquinolone

* Tất cả thuốc trên + Aminoglycoside

Nhóm 2:

– Viêm phổi bệnh khởi phát trể >5 ngày

– Viêm phổi nhẹ-trung bình

– Vi khuẩn gây bệnh: giống nhóm 1

– Kháng sinh:giống nhóm 1 Nhóm 3

– Viêm phổi khởi phát trể >5 ngày

– Vi trùng gây bệnh

Pseudomnas aeruginosa Enterobacter spp Acinobacter spp

– Kháng sinh

Carbamenem hoặc

Chất ức chế B-lactam/p lactamase hoặc Cefepime

Tất cả thuốc trên +Amikacin/ Fluoroquinolone

Nhóm 4

– Viêm phổi khởi phát sớm

– Viêm phổi nặng kèm yêú tố nguy cơ cao

– Vi trùng gây bệnh: giống nhóm 3

– Kháng sinh: giống nhóm 3 Các trường hợp đặc biệt

– Phẫu thuật bụng gần đây: do hít

* Vi khuẩn: Anaerobes

* Kháng sinh

Clindamycin, chất ức chế p lactam/p lactamase p lactam + metronidazole

– Nằm ICU kéo dài, dùng kháng sinh phỗ rộng trước đó; bệnh phổi (xơ nang, giãn phế quản

– Vi trùng: Pseudomonas aeruginosa Kháng sinh:

* Anti-pseudomonal beta lactam +Aminoglycoside

* Carbamenem + Aminoglycoside

* Ciproíloxacin + Aminoglycoside

* Ciproíloxacin + Anti-pseudomonal beta lactamanti-pseudomonal beta lactam

– Giảm miễn dịch qua trung gian tế bào; không đáp ứng với kháng sinh Vi trùng: Legionella

Kháng sinh:

* Azithromycin

* Fluoroquinolone

* Erythromycin± rifampin

– Nhiễm trùng nơi khác với MRSA; sử dụng kháng sinh antistaphylococcus aureus

Vi khuẩn staphylococcus areus kháng methicihin (MRSA)

Kháng sinh:

* Vancomycin ±Rifampin/Gentamycin

* Linezolid

Liều luợng thuốc kháng sinh Vancomycin 1g TM/12giờ Rifampicin 300-600mg (uống) /12giờ Linezolid 600mg (uống/TM) /12giờ Azithromycin 500mg (uống /TM) /24giờ Erythromycin 500mg-1g/6giờ (TM/uống)

Levofloxacin 500mg/24giờ (TM/uống)

Moxifloxacin 400mg/24giờ (TM/uống)

Ciproíloxacin 200-400mg TM/12 giờ Ceítriaxone 1-2g/24giờ (TM/TB)

Clindamycin 600mg-1.8g/ngày uống chia 3-4 lần Clindamycin 600mg-2.7g/ngày TM/TB chia mỗi 6 giờ Metronidazole 400-500mg uống 3-4 lần Metronidazole 500mg TM/8 giờ

Amikacin 15mg/kg/ngày TB/TM Cefepime 1-2g/12giờ TM/TB Ertapenem 1g/24 giờ TM/TB Imipenem/cilastatin 500mg/6-8giờ TM Meropenem 500mg-1g TM/8giờ Amoxicinin/clavulanic 1.2g TM/6-8giờ Ampicihin/sulbactam 750mg -1.5g TM/TB /6-8giờ Ticarcinin/davulanic acid 3.2g TM/6-8 giờ Thời gian dùng kháng sinh 14 ngày

4.3. Đánh giá đáp ứng điều trị

– Đáp ứng với điều trýtriệu chứng sẽ giảm sau 48-72 giờ

– Nếu không đáp ứng điều trị

+ Bệnh nhân không cải thiện sau 48-72 giờ,các mẩu cấy đàm âm tính: Đánh giá lại do vi khuẩn khác;biến chứng Tìm nơi khác gây nhiễm trùng Đánh giá lại chẩn đoán

+ Bệnh nhân không cải thiện sau 48-72 giờ,các mẩu cấy đàm dương tính Điều chỉnh kháng sinh dựa trên mẩu cấy Đánh giá lại do vi khuẩn khác;biến chứng Tìm nơi khác gây nhiễm trùng Đánh giá lại chẩn đoán

BÀI GIẢNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *