DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

Dị vật đường thở là những vật rơi vào thanh khí phế quản gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Dị vật đường thở là một cấp cứu tai mũi họng thường gặp, nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời dễ gây tử vong. Hay gặp ở trẻ 3 tháng – 6 tuổi.

NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP:

Hạt trái cây, viên bi, sữa bột, xương cá, răng giả, viên thuốc ….

CHẨN ĐOÁN DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ:

A) Hỏi bệnh :

– Hội chứng xâm nhập

– Hoàn cảnh xảy ra

– Loại dị vật

B) Lâm Sàng

Điển hình của dị vật đường thở là hội chứng xâm nhập. Đó là một phản xạ bảo vệ của cơ thể tìm cách tống dị vật ra ngoài (bệnh nhân khó thở, tím tái, ho sặc sụa).

1. Dị vật thanh quản :

• Khó thở thanh quản:

+ Khó thở chậm

+ Khó thở thì hít vào + Khó thở có tiếng rít

• Khàn tiếng hay mất tiếng

2. Dị vật khí quản:

– Khó thở cả 2 thì

– Có thể tạo nên tiếng “ lật phật cờ bay”

3. Dị vật phế quản:

– Tức ngực, đau ngực

– Cảm giác khó thở một bên phổi

4. Dị vật bỏ quên:

Triệu chứng giống viêm phế quản mãn tính hoặc lao phổi.

C) Cận lâm sàng :

Tùy theo tính chất của dị vật, vị trí dị vật, bệnh nhân đến sớm hay muộn mà có các triệu chứng khác nhau như đã nêu trên.

X quang phổi thẳng nghiêng.

ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

1. Nguyên tắc điều trị

– Hỗ trợ hô hấp

– Lấy dị vật

– Điều trị các biến chứng

2. Soi thanh- khí- phế quản:

– Gây mê tĩnh mạch sử dụng thuốc dãn cơ

– Soi bằng ống cứng ánh sáng lạnh

– Kềm gắp dị vât các cỡ

– Ngay sau khi soi lấy được dị vật, cần phải soi lại ngay kiểm tra.

– Chú ý dùng que bông tẩm Adrenalin để cầm máu và làm co niêm mạc khí – phế quản trước và sau khi gắp dị vật

3. Điều trị và theo dõi toàn thân:

– Chảy máu trong lòng khí – phế quản: cần soi lại kiểm tra

– Khó thở

– Theo dõi biến chứng khác

– Corticoide liều cao đường tĩnh mạch

– Cephalosporin (thế hệ 3).

– Giảm đau.

– Tái khám mỗi tuần cho tới khi ổn định

4. Điều trị biến chứng

– Tràn khí dưới da: rạch, đâm kim dưới da

– Tràn khí màng phổi : dẫn lưu màng phổi

– Abces trung thất: chuyển phẫu thuật lồng ngực

5. Vấn đề mở khí quản:

Được chỉ định có khó thở thanh quản độ IIB độ III.

Kết luận:

– Bệnh thường gặp trẻ em hơn người lớn.

– Đây là bệnh nguy hiểm cần phải xử trí đúng lúc, kịp thời.

– Bệnh có thể phòng ngừa được, cần chú ý khi cho trẻ ăn các loại trái cây có hột, thực phẩm có xương, không ngậm đồ vật trong khi làm việc.

– Chú ý chăm sóc bệnh nhân hôn mê hoặc ở người già mất phản xạ nuốt, nên loại bỏ răng giả trước và nên cho ăn bằng ống sonde dạ dày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phác đồ điều trị nội trú bệnh tai mũi họng năm 2013 bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh, trang 14.

2. Võ Tấn, sách “Tai Mũi Họng Thực Hành” trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Văn Đức, sách tai mũi họng quyển 2, đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh trang 296.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *