Thời gian vừa rồi có nhiều bạn hỏi tôi về cách làm viên hoàn mền (thuốc viên tễ) hoàn mềm mật ong, nay tôi tranh thủ viết một số kinh nghiệm làm thuốc tễ để các bạn tham khảo khi tự làm hoàn để uống bổ dưỡng cũng như trị bệnh:
Nội dung chính trong bài viết
Dụng cụ:
Thuốc bột đã tán mịn trộn đều, chậu inoc, nồi inox, mật ong, cao thuốc cô lỏng (nếu có),dầu mè (hoặc chút dầu ăn), chày, cối, một đôi đũa, mâm ăn cơm(bằng inox hoặc nhôm), găng tay y tế, cân trọng lượng có độ chia nhỏ.
Tán thuốc bột:
Về thuốc tán bột các bạn nhờ chỗ tiệm thuốc họ xay cho, các vị như Thục điạ, sinh địa, ngưu tất… mềm khó say thì nhờ tiệm thuốc thái mỏng rồi sấy bằng máy sấy hoặc lò nướng là sẽ khô ròn ngay. Nếu ko thể sấy được, thì bạn sắc lên lấy nước rồi cô đặc lại trộn với mật ong làm nhũ tương để làm hoàn.
Các bạn lưu ý có một cách để tăng công năng và hoạt chất của thuốc hoàn đó là ngoài thuốc tán bột ra các bạn có thể sắc thêm 3-5 thang thuốc sắc, lấy nước thuốc sắc rồi cô lại thành cao lỏng càng đặc càng tốt, trộn cao này với mật ong để làm nhũ tương thì sẽ tăng tác dụng của thuốc hoàn lên mấy phần .
Tiến hành:
Mật ong (thường dùng tỉ lệ 1-1,2kg mật ong/ 1kg thuốc bôt, nếu dùng cả cao thuốc cô đặc thì giảm lượng mật ong xuống cho phù hợp, (tỷ lệ vẫn là 1-1,2 kg nhũ tương /1 kg bột thuôc). Xem thêm: Cao cà gai leo!
Cho mật ong vào nồi inox đun sôi nhỏ lửa vài dạo, sau đó vớt bỏ bọt nổi lên để tránh làm thuốc bị mốc, nếu có cao lỏng thì đổ chung cao lỏng với mật ong lại đun sôi tiếp và vớt bọt một lần nữa, sau đó để mật ong nguội dần khi mật vẫn còn nóng thì rót mật từ từ vào bột thuốc đã để sẵn trong chậu (ko nên để mật nguội mới rót thì thuốc sẽ ko dẻo bằng mà dễ bị mốc thuốc khi để lâu), vừa rót vừa dùng đũa quấy đều bột thuốc với mật, ko nên rót một lần hết mật mà nên để lại một ít phòng trường hợp thuốc quá nhão hoặc quá khô, sau đó đeo găng tay y tế vào bôi qua một lớp dầu mè (vừng) và bóp trộn , thú bột cho đều và thấy độ dẻo vừa phải là tốt, tiếp theo chia thuốc thành nhiều phần và cho vào cối dùng chày giã nhuyễn (lưu ý là cần bôi dầu mè vào cối và chày trước khi giã để thuốc ko bị dính vào chày và cối, nhưng ko được cho quá nhiều dầu mè sẽ làm thuốc kết dính kém và khi làm viên viên thuốc thường bị nứt nẻ ở bề mặt rất xấu).
Dùng chày giã khi nào thấy bánh thuốc dẻo, ko dính tay, dính chày là được (càng giã được lâu càng tốt, thuốc càng dẻo và càng để được lâu).
Sau khi giã thuốc nhuyễn đạt yêu cầu là đến giai đoạn làm viên thuốc, bạn dùng cân chia nhỏ thành nhiều phần, tôi ví dụ như một ngày uống khoãng 50g thì chia thành từng cục 50g sau đó chia làm 4-6viên, (ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2v), hoặc bạn cũng có thể làm viên nhỏ hơn để dễ ăn uống hơn (số lượng viên nhiều hơn),
Khi nặn viên lưu ý là găng tay phải thường xuyên bôi trơn bằng dầu mè, khi nặn thành viên thì bỏ ra chiếc mâm (cũng bôi qua 1 lớp giầu mè mỏng để thuốc ko bị dính vào mâm).
Sau khi làm viên xong thì dùng giấy báo phủ kín lên mâm thuốc và phơi ra nắng (chưa nên xấy bằng máy xấy hay lò nướng ngay, thuốc sẽ bị dính vào khay khi xấy), nhưng ko được để giấy báo tiếp xúc trực tiếp với bề mặt thuốc tránh tình trạng thuốc sẽ dính vào giấy báo khi mang ra phơi nắng, phủ báo với mục đính chống bụi và tránh ánh nắng trực tiếp khi phơi thuốc, thỉnh thoảng phải nhớ đảo thuốc để thuốc ko bị chảy và dính vào mâm, nếu nhà có lò nướng thì chỉ cần phơi 1 nắng rồi cho vào khay cho vào lò nướng để chế độ nhiệt độ thấp nhất (100độ c) và vặn nấc thời gian hẹn giờ hết cỡ là được. nếu ko có lò nướng thì phơi bằng nắng mặt trời đến khi thấy thuốc khô hơi rắn lại là được. Xem thêm: Cà gai leo khô!
Để thuốc nguội và đóng vào từng gói, khi đóng gói cũng phải nhớ đeo găng tay y tế để thuốc ko tiếp xúc trực tiếp với mồ hôi tay cũng dễ bị mốc nếu để lâu, đóng gói mỗi gói uống trong khoãng 3- 5 ngày thôi (hoặc từng ngày một), ko nên đóng gói lớn, để lâu mở ra mở vào nhiều thuốc sẽ dễ bị ẩm mốc.
Chúc các bạn có được mẻ thuốc viên tễ ngon lành và chất lượng.
Nguồn: https://www.caythuocnamdantoc.com/2018/03/huong-dan-lam-thuoc-te-vien-hoan-mem.html