Câu hỏi 1: Chào bác sĩ! Cháu năm nay 25 tuổi, giới tính nữ. Cháu ngủ một đêm dậy thì nửa bên mặt trái không cử động được, 2/3 đầu lưỡi bị tê và tai cháu khi nghe âm thanh lớn bị ù, phải bịt tai lại. Cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán liệt dây thần kinh số VII ngoại biên. Cháu đã chữa trị được 2 tuần nhưng cháu rất lo không biết khi nào sẽ khỏi hẳn. Tuần đầu tiên cháu vừa làm điện xung vừa làm điện châm. Nhưng vì cháu sợ tiêm thuốc vào mặt nên chỉ làm điện xung. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên để chữa khỏi bệnh. Cảm ơn bác sĩ!
Nội dung chính trong bài viết
Trả lời:
Câu hỏi của bạn được Bác sĩ Chu Văn Điểu trả lời như sau:
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên với triệu chứng mất hoặc giảm vận động những cơ ở mặt, kèm theo các rối loạn: cảm giác, phản xạ, vận mạch và bài tiết tuyến lệ, tuyến nước bọt.
Triệu chứng:
Bệnh thường xảy ra đột ngột, do tối nằm ngủ bị lạnh, người bệnh cười nói khó, đánh răng súc miệng nước trào ra một bên mép. Rõ nét nhất là mặt mất cân đối, bên liệt trông như mặt mạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung bị kéo về bên lành. Sự mất đối xứng càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác chủ động như nhe răng thì mồm bị méo lệch sang bên lành.
Đặc biệt mắt bên liệt không nhắm kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng.
Ngoài ra còn một số biểu hiện khác ít gặp hơn như cảm giác tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc sau bữa ăn.
70- 80% số tình huống mắc bệnh thường tự khỏi sau khoảng 1- 3 tháng. Nhưng một số ca tiến triển xấu do chẩn đoán và chữa trị sai, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng), co giật cơ mặt(do hồi phục thần kinh không hoàn toàn) hoặc co cứng nửa mặt do dây thần kinh thoái hoá.
Điều trị:
1. Điều trị Nội khoa:
Trong 7- 10 ngày đầu nên uống thuốc chống viêm Corticoid Prednisolon, kháng sinh, tiêm bắp vitamin nhóm B (B1, B6, B12). Đồng thời cần phối hợp tập vận động xoa bóp cơ mặt hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4- 5 phút. Xoa từ cằm lên trán nhằm tăng cường tuần hoàn chống sự co cứng cơ mặt.
Bảo vệ mắt bằng cách đeo kính râm có lót gạc sạch bên trong và rửa mặt hàng ngày bằng dung dịch nước muối NaCl 9%o hoặc Cloramphenicol 0,4%.
Điều trị Nội khoa có kết quả cần giảm liều. Người bệnh có thể nhìn qua gương tự luyện tập phục hồi chức năng ở mặt.
2. Điều trị châm cứu:
- Châm cứu thường hoặc điện châm.
- Điện xung.
- Chạy đèn hồng ngoại.
- Mát-xa mặt hàng ngày, như phần trên đã trình bày.
Các biểu hiện ở cháu là đúng bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên rồi. Bệnh này thuộc chuyên khoa Thần kinh chữa trị hoặc chuyên khoa Đông y chữa trị bằng phương pháp châm cứu. Để bệnh nhanh khỏi có thể kết hợp chữa trị Đông Tây y, tức là vừa chữa trị Nội khoa và châm cứu thì bệnh sẽ nhanh hồi phục hơn. Nhưng tiêm hoặc thuỷ châm sẽ đau, cháu phải chịu đau thì mới khỏi bệnh được.
Câu hỏi 2: Thưa bác sĩ. Em bị liệt dây thần kinh số 7 được 3 năm, em không cười được. Em có thể làm phẫu thuật được không ạ? Em cảm ơn!
Trả lời:
Câu hỏi của em được Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa trả lời như sau:
Phẫu thuật chỉnh hình là một phương pháp để chữa trị di chứng do liệt dây thần kinh số 7. Tuy nhiên trong bất cứ phẫu thuật chỉnh hình nào cũng có xác suất dủi do. Không ai dám khẳng định 100% là an toàn. Do vậy em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Với tình trạng hiện tại tốt nhất em nên đến chuyên khoa Phẫu thuật chỉnh hình ở các cơ sở uy tín như bệnh viện Việt Đức để bác sĩ thăm khám trực tiếp và giải đáp chữa trị cụ thể.
Câu hỏi 3: Ba em được chẩn đoán là bị liệt dây thần kinh số 7, hôm qua là 3 ngày nhưng bị nhức đầu dữ dội, bác sĩ nói là biểu hiện của bệnh sẽ hết khi dùng thuốc vài ngày, nhưng hiện tại ba em đau lắm. Xin bác sĩ giải đáp dùm em, em có nên xin chuyển viện không? Hiện tại ba em nằm bệnh viện Y học Dân tộc. Bệnh viện Đa khoa chỉ khám cho thuốc uống chứ không yêu cầu nhập viện. Chỉ kêu châm cứu mỗi ngày, nên ba em qua bệnh viện Y học Dân tộc định châm cứu thì bác sĩ cho nhập viện, nhưng nói khi nào hết nhức đầu mới châm cứu. Em định chuyển lên bệnh viện 115 thành phố Hồ Chí Minh không biết thế nào. Xin bác sĩ cho em ý kiến!
Trả lời:
Câu hỏi của bạn được Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa trả lời như sau:
Có hai loại liệt dây thần kinh số VII:
- Liệt mặt thể trung ương: do tổn thương phía trên nhân của dây VII, thường kèm liệt nửa người. Không có dấu hiệu Charles Bell, không bao giờ tiến triển sang thể co cứng.
- Liệt mặt thể ngoại biên: do tổn thương hoặc ở ngay nhân nằm trong cầu não hoặc ở đoạn tận cùng phía ngoài. Thường liệt cả mặt trên lẫn mặt dưới, có dấu hiệu Charles Bell, có thể tiến triển thành thể cứng.
Theo Y học hiện đại:
Biểu hiện của bệnh:
Mặt mất cân xứng: mặt bị kéo lệch sang bên lành, bên liệt trông như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn trán, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành (các cơ mặt không thể cử động theo ý muốn, nên vui buồn không lộ, khó diễn tả tình cảm bằng nét mặt nên có hình ảnh của nét mặt vô cảm (loss of facial expression). Sự mất cân xứng càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác chủ động như khi cười, khi nhe răng, phồng má, thổi lửa, huýt sáo miệng méo lệch sang bên lành.
- Mắt nhắm không kín ở bên liệt, khi nhắm đồng tử di chuyển lên trên và ra ngoài để lộ một phần lòng trắng gọi là dấu hiệu Charle Bell dương tính.
- Nói khó
- Lưỡi lệch về bên liệt (do cơ lưỡi bên lành đẩy sang bên liệt)
- Uống nước, nước chảy ra ngoài phía bên bệnh, ăn cơm thức ăn thường kẹt giữa răng và má ở bên bệnh
Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như:
- Cảm giác tê một bên mặt
- Mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi
- Khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.
Trường hợp liệt hoàn toàn:
Có phần lớn các triệu chứng như trên
Trường hợp liệt nhẹ:
Thường khó thấy sự không cân đối của mặt, cần phải thăm khám tỉ mỉ, kiên trì mới phát hiện được. Yêu cầu người bệnh nhắm thật chặt 2 mắt, ta thấy 2 lông mi bên liệt có vẻ dài hơn, do mắt bên liệt không co được chặt.
- Phân biệt với liệt mặt trung ương: liệt VII trung ương chỉ liệt 1/2 mặt dưới và không có dấu hiệu Charle Bell không mất nếp nhăn trán
- Bệnh có đặc điểm là phục hồi nhanh, 70-80% trường hợp mắc bệnh thường tự khỏi sau khoảng 1-3 tháng. Nhưng một số ca tiến triển xấu do chuẩn đoán và điều trị sai, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng), co giật cơ mặt (do hồi phục thần kinh không hoàn toàn) hoặc co cứng nửa mặt (do dây thần kinh thoái hóa).
Nguyên nhân gây tình trạng này:
- Liệt dây thần kinh VII thể trung ương.
- Thường do tổn thương ở 1 bên bán cầu não: nhũn não, chảy máu não, khối u não…
Hội chứng Millard-Gubler tuy liệt mặt thể ngoại biên nhưng vẫn kèm theo liệt nửa người với dấu hiệu Babinski bên đối diện của mặt liệt.
- Do u não: U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.
- U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.
- Biến chứng thần kinh của u vòm họng.
- Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.
Liệt dây thần kinh VII thể ngoại biên
Dựa theo vị trí từ nhân ra đến chỗ tận cùng của dây thần kinh VII, có thể do:
Các nguyên nhân ở tai: Viêm tai giữa cấp hoặc mãn, viêm xương đá, viêm tai xương chũm ,viêm tuyến mang tai
Chấn thương vùng xương đá: ở ngoài lớn do vỡ xương đá, ở trẻ sơ sinh do can thiệp Sản khoa (do kẹp Foxcep, khung chậu người mẹ hẹp…).
- Nhiễm virus (virus Herpes simplex tuýp I và virus Herpes zoster)
- Viêm màng não dầy dính, làm tổn thương thần kinh từ rãnh hành tủy- cầu não đến ống tai trong.
- Do giang mai, viêm nhiễm dây thần kinh
- Bệnh bại liệt trẻ em (Polye-liệt dây VII hai bên – thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em)
- Uốn ván mặt của Rase… các thể này hiện nay rất ít gặp.
Zona hạch gối (zona nhân gối): Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột. Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi. Cần chú ý đừng để vỡ mụn nước, vì sẽ làm dải ban đỏ, mụn nước lan rộng gây chèn ép nhiều nơi.
Bệnh tự miễn: lupus ban đỏ…
Nguyên nhân do lạnh chiếm 80%. Liệt dây VII ngoại biên “do lạnh”. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể đó là do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh…
Vậy không rõ bố bạn được chẩn đoán là thể liệt nào, nếu liệt mặt ngoại biên thì tiên lượng tương đối tốt, điều trị châm cứu theo Y học cổ truyền là biện pháp hợp lý, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên nếu bố bạn đau đầu dữ dội cần loại trừ các bệnh lý não bộ và thần kinh bằng các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh đặc hiệu ví dụ như CTScan sọ não… Gia đình bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị trước khi đưa ra quyết định.
Câu hỏi: Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị liệt dây thần kinh số 7 do bị một vật va chạm mạnh vào tai và cháu bi liệt hiện tại được gần 2 năm rồi còn có cách nào để cháu hồi phục bệnh lại không ạ. Trong thời gian bị bệnh cháu có đi châm cứu 4 lần rồi mà vẫn không khỏi bệnh chỉ đỡ hơn một tý thôi ạ. Tháng 7 này cháu định đi khám một lần nữa liệu có giải pháp nào nữa không ạ. Cháu học thể thao cho tỉnh liệu có tác động gì đến bệnh không ạ. Mong bác sĩ giúp cháu với ạ.
Trả lời:
Câu hỏi của cháu được Bác sĩ Vũ Thị Lừu trả lời như sau:
Bạn bị liệt dây VII do chấn thương vùng tai đã gần 2 năm. Đây là một bất lợi cho việc chữa trị vì thời gian để quá dài. Thông thường đối với tình huống lâu năm thì chữa trị bằng thuốc sẽ có rất ít hiệu quả, châm cứu, bấm huyệt hiệu quả tốt hơn. Cháu cần kiên trì châm cứu và xoa bóp bấm huyệt. Cháu cũng biết là liệt thần kinh mặt ngoại biên gây ra những thương tổn trầm trọng cho bệnh nhân không những chỉ về thẩm mỹ, chức năng mà còn cả về tâm lý.
Rất nhiều phương pháp phục hồi dây VII đã được dùng nhưng không có phương pháp nào hoàn hảo. Nối dây thần kinh trực tiếp cho kết quả tốt nhất, nhưng chỉ thực hiện được trong trường hợp dây thần kinh VII chỉ bị gián đoạn. Ghép thần kinh thì tốt khi đoạn gần của dây VII còn hoạt động. Khi đoạn gần của dây VII không còn dùng được thì cách hữu hiệu nhất là nối chéo dây VII và với nguồn vận động từ dây XII. Điểm bất lợi của kỹ thuật nối VII – XII kinh điển là một bên lưỡi bị liệt, sự vận động đồng thời của toàn bộ các cơ mặt và hiếm khi, tăng tính cường cơ của các cơ này. Kỹ thuật nối chéo dây VII với bán phần dây XII có thể giúp tránh được di chứng liệt một bên lưỡi.
Trường hợp của cháu do chấn thương thì phẫu thuật rất tốt. Nhưng do để lâu nên cháu cần đi khám tại Viện 108 xem các cơ mặt của mình đã bị teo chưa và có khả năng chữa trị bằng phẫu thuật nối chéo dây VII với dây XII bán phần được không. Nếu không được thì chỉ còn mỗi cách là kiên trì châm cứu và xoa bóp bấm huyệt. Việc cháu học thể thao thì không có gì tác động đến bệnh. Tuy nhiên cháu nên tránh đừng để chấn thương tiếp vào vùng mặt.
Nguồn: Vicare
Bac si cho e hoi,e tên Lộc ở Trà Vinh e bi té xe bị gãy xương đòn bị đau nhức vùng cổ rất nhiều sau 1 đêm tới sáng thì phát hiện bị méo miệng ăn uống rơi vãi,mắt nhắm khong kín,không cử động được 1 bên mặt,bác sỉ chuẩn đoán e bị liệt 7 ngoại biên do chấn thương,e điều trị 1 tháng châm cứu+xoa bóp+ tiêm thuốc vào nguyệt thì ăn bớt rơi,mắt nhấm khít hơn,nhưng đến nay e trị 2 tháng rồi nhưng mặt vẫn không cử động được va cười thì vẩn méo không bớt thêm nữa,vậy e co cơ hội hồi phục khong Bac Si ,Bac Si giup e với.