CHẤN THƯƠNG THANH KHÍ QUẢN

CHẤN THƯƠNG THANH KHÍ QUẢN

1. ĐẠI CƯƠNG CHẤN THƯƠNG THANH KHÍ QUẢN

1.1. Định nghĩa:

Chấn thương thanh khí quản là tình trạng tổn thương ở thanh khí quản do lực tác động. Đây là một cấp cứu trong chuyên ngành tai mũi họng vì nó có thể đe dọa tính mạng và ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng sinh lý của cơ quan này.

1.2. Nguyên nhân:

– Tai nạn giao thông.

– Tai nạn lao động

– Tai nạn sinh hoạt.

– Tai nạn thể thao.

– Tai nạn trong điều trị.

1.3. Phân loại:

Chấn thương thanh quản kín.

Chấn thương thanh quản hở.

2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG THANH KHÍ QUẢN

2.1. Bệnh sử

Chấn thương vùng cổ trước. Sưng nề, biến dạng, đau. Khàn tiếng, nuốt đau. Ho khạc ra máu. Khó thở.

2.2. Khám lâm sàng:

• Các triệu chứng thường gặp:

Khàn tiếng: Phát âm mất đi độ trong hoặc không phát âm được. Nguyên nhân do:

Phù nề, tụ máu thanh môn.

Biến dạng, rách vùng thanh môn.

Trật khớp nhẫn phễu.

Vỡ sụn nhẫn, sụn giáp.

Liệt dây thần kinh quặt ngược.

Khó th ở: Khó thở có mức độ từ nhẹ cho đến nặng, khó thở tăng dần hay khó thở cấp ngay sau chấn thương với tính chất là khó thở chậm, khó thở thì hít vào, có tiếng rít thanh khí quản, có co kéo các cơ hô hấp phụ. Nguyên nhân do: Phù nề, tụ máu, tràn máu trong lòng thanh-khí quản.

Dập lún sụn hoặc các tổ chức ở ngoài lọt vào trong lòng thanh khí quản.

Tùy mức độ nặng nhẹ mà khó thở được phân độ như sau:

Độ I: Khó thở khi gắng sức.

Độ IIA: Khó thở ngay cả khi nằm nghỉ ngơi hay khi ngủ.

Độ IIB: Khó thở, bứt rứt, bồn chồn, lo âu, hốt hoảng, mặt đỏ.

Độ III: Lơ mơ, thở yếu, tím tái, vã mồ hôi.

Tràn khí dưới da: Tiếng lạo xạo khi ấn nhẹ vào da quanh vùng bị chấn thương, dấu hiệu này gợi ý có sự rách thủng thông ra ngoài của đường thở.

• Các triệu chứ ng khác:

Biến dạng vùng cổ. Mất hình dạng bình thường của thanh quản như lồi sụn

giáp, sụn nhẫn. Khám vùng tốn thương có thể sờ thấy đường gãy, trật khớp, mất liên tục, khí quản bị đẩy lệch. Sưng bầm tím dưới da lan rộng và sưng vùng cổ, nhạy đau, trầy sát da.

Tràn khí trung thất.

Khạc máu, ho ra máu, nuốt đau lan lên tai hay khó nuốt có thể xảy ra khi tốn thương rách niêm mạc hạ họng hay gãy xương móng.

Ngoài những tổn thương của niêm mạc, khung sụn thanh-khí quản còn có thể có tổn thương các cấu trúc khác như các cơ vùng cổ, đặc biệt là các cấu trúc quan trọng như hệ mạch máu lớn, thần kinh, thực quản và cột sống cổ.

Bệnh nhân có thể vào viện với tình trạng sốc chấn thương: Huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, lơ mơ, nhợt nhạt…

2.3. Cận lâm sàng:

Chụp X quang thường

X quang thường ít đánh giá được đầy đủ ngoại trừ có thể cung cấp hình ảnh của một tràn khí dưói da, dày lên của khoảng Henké hay mô mềm vùng cổ, hình ảnh bị đẩy lệch hay xẹp của khí quản.

Chụp CT Scan

Được thực hiện khi tình trạng khó thở và các dấu hiệu sinh tồn cùa bệnh nhân đã ổn.

Phim chụp CTscan cho phép đánh giá hình thái tổn thương khung sụn: Tổn thương gãy sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, phù nề tràn khí dưới da, tràn khí

trung thất, tràn khí phần mềm vùng cố, xẹp lún khung sụn thanh-khí quản…

Nội soi

Nội soi là thủ thuật cần thiêt trong chẩn đoán, đánh giá được mức độ tổn thương niêm mạc bên trong lòng thanh-khí quản. Nội soi có thể thực hiện khi bệnh nhân đã được mở khí quản hay khi nghi ngờ tổn thương thanh-khí quản, có thể sử dụng nội soi mềm hoặc cứng tùy từng trường hợp và tùy điều kiện

cũng như kinh nghiệm của thủ thuật viên. Nội soi thanh-khí quản đánh giá được múc độ phù nề, tụ máu, rách niêm mạc, chảy máu, liệt dây thanh, sụn phễu, trật khớp nhẫn phễu, lộ sụn, xẹp lún sụn.

3. CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG THANH KHÍ QUẢN

3.1. Chẩn đoán xác định.

Phù nề, tụ máu, đứt rách trong lòng thanh quản.

Trật khớp nhẫn phễu.

Vỡ sụn nhẫn, sụn giáp.

3.2. Chẩn đoán độ nặng, giai đoạn.

Phân độ theo Schaefer

Độ 1: Niêm mạc sung huyết, bầm dập hay tụ máu rất nhẹ, không có tốn thương khung sụn.

Độ 2: Tổn thương rách niêm mạc hay tụ máu vừa, không lộ sụn, không di lệch.

Độ 3: Phù nề, tụ máu nhiều, rách niêm mạc, di lệch, dây thanh bất động.

Độ 4: Tổn thương trầm trọng niêm mạc và sụn. Khung sụn lỏng lẻo,

không vững.

3.3. Chẩn đoán biến chứng.

Phù nề, máu tụ gây bít tắc đường thở.

Tràn khí -tràn máu trung thất.

4. ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THANH KHÍ QUẢN:

4.1 .Mục đích điều trị:

Phục hồi tối đa chức năng của thanh- khí quản

4.2. Nguyên tắc điều trị:

Theo nguyên tắc xử trí chấn thương ABCDE của ATLS.

Đảm bảo sự sống còn trước tiên.

Xử trí triệt để để phục hồi chức năng và phòng ngừa di chứng.

4.3. Điều trị cụ thể:

Điều trị nội khoa:

Chỉ định điều trị nội khoa khi tổn thương nằm trong nhóm I Điều trị bảo tồn, theo dõi:

Theo dõi sát trong 24 giờ đầu.

Nghỉ ngơi,hạn chế nói Nằm đầu cao, thở oxy.

Kháng sinh phổ rộng.

Sử dụng corticoides sớm.

Dùng huyết thanh kháng uốn ván.

Chống trào ngược dạ dày thực quản.

Bổ sung Vitamin và khoáng chất.

Phun khí dung corticoides và Adrenalin (Nếu không có chống chỉ địnhdùng Adrenalin)

Kiểm tra, đánh giá qua nội soi ống mềm.

Điều trị phẫu thuật:

Chỉ định phẫu thuật được đặt ra với tổn thương nằm từ nhóm II đến nhóm IV

Can thiệp phẫu thuật sớm. Mổ hở hoặc nong qua nội soi có hay không đặt ống nong để giữ khẩu độ vùng thương tổn.

Các loại vật liệu để nong và giữ khẩu độ:

Ống Aboulker.

Ống Montgomery (Ống chữ T).

Khuôn ngón tay găng với gạc hay chất xốp bên trong.

Ống nội khí quán số 5 có bơm bóng.

LƯU ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

CHẤN THƯƠNG THANH KHÍ QUẢN

5. THEO DÕI TÁI KHÁM

5.1. Tiêu chuẩn nhập viện: Đau sưng vùng cổ, hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc.

5.2. Theo dõi:Diễn tiến của bệnh, sự đáp ứng điều trị, khả năng hồi phục tại chỗ và toàn thân.

5.3. Tiêu chuẩn xuất viện:Hết các dấu hiệu viêm nhiễm. Vết mổ khâu da kì 2 lành tốt. Bệnh nhân ăn uống được, thở thông.

5.4. Tái khám: Tái khám sau 1 tuần, đánh giá hiệu quả việc giải quyết nguyên nhân, tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng sâu tái phát.Tái khám sau 2 tuần , đánh giá sự phục hồi toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYD TP.HCM. Viêm tấy và áp xe họng miệng. Bài giảng lâm sàng Tai Mũi Họng. NXB Y học. 2007

2. Vũ Hải Long. Tìm hiểu và phòng trị bệnh Tai Mũi Họng. NXB Y Học. 2003: 330-341

3. Vieira F, Allen SM, Stocks RM, et al. Deep neck infection. Otolaryngol Clin North Am. Jun 2008;41(3):459-83.

4. Shah UK. Peritonsillar and retropharyngeal abscess. In: Shah S, ed. Pediatric Practice: Infectious Diseases. Philadelphia, Pa: McGraw-Hill; 2009:206-15.

5. Carbone PN, Capra GG, Brigger MT. Antibiotic therapy for pediatric deep neck abscesses: a systematic review. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. Nov 2012;76(115):1647-53.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *