Sắn dây: Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Cây Sắn dây là gì?

Sắn dây còn có tên gọi khác là cát căn, cam cát căn, phấn cát,… . Tên khoa học là Pueraria thomsoni Benth, thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae).

Sắn dây là loài cây thân leo, chiều dài có thể lên tới 10m, có khi bò lan dưới mặt đất, có khi leo chơi vơi trên hàng rào, thân có phủ ngoài 1 lớp lông. Rễ phình to thành củ chứa nhiều tinh bột, có nhiều chất xơ. Lá kép gồm 3 lá chét hình trứng, mép nguyên hay phân ra 2 – 3 thùy rõ rệt, hai mặt lá đều có phủ một lớp lông mổng nhẹ. Hoa có màu xanh tím mọc thành chùm ở kẽ lá. Qủa loại đậu dài, dài tầm 9 – 19cm, bên ngoài có lông, màu vàng nhạt.

Phân bố:

Đây là giống cây mọc hoang ở khắp nơi nước ta.

Sắn dây, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

 

Bộ phận dùng:

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Sắn dây là rễ củ (Radix Puerariae), thu hái vào mùa đông, bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi phơi hay sấy khô, lúc này người ta gọi đây là Cát căn.

Được trồng vào tháng 3-4 đến hết tháng 11 đã có thể thu hoạch củ. Cây trồng được 2 năm thì sẽ ra hoa, tháng 5-7 lúc bông (chùm) hoa đã có 2/3 hoa nở có thể hái phơi khô để dùng.

Thành phần hóa học:

Rễ củ Sắn dây có chứa tinh bột  (12 – 15% tính trên dược liệu tươi), và các chất thuộc nhóm Flavonoid như puerarin,… .

Ngoài ra nó còn có các chất khác như Puerarin – Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid, Daidzein, Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside, Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside, Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1, 3’-Methyoxypuerarin, PG – 3.

Tác dụng – công dụng chung của cây Sắn dây:

  • Rễ củ Sắn dây có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ nhiệt chữa cảm phong nhiệt cao, đau đầu, miệng khô khát nước, chữa lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt.
  • Bột Sắn dây được sử dụng để uống cho mát giải nhiệt.

Theo đông y:

Cát căn có vị ngọt, cay, tính bình, mát được quy vào các kinh Vị, Phế, Tỳ, Bàng quang có tác dụng Cát căn Tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc thấuchẩn, đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả. Hoa có tác dụng giải độc của rượu, Giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí chủ trị rị chứng biểu nhiệt, sởi thời kỳ đầu ra không hết, tiêu chảy, trước trán đau, gáy vai cứng đau, trị tà ở kinh Dương minh, chỉ nóng, không lạnh hoặc gáy cứng, sau lưng cứng, hoặc Thái dương,… .

Liều dùng từ 8 – 20g, dưới dạng thuốc sắc. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác.

Chế bột sắn: giã nhỏ rễ củ, hòa nước, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Sắn dây:

Trong Sắn dây có thành phần là chất Daidzein có tác dụng giãn cơ ở ruột của chuột, tương tự như chất spasmaverine (Trung Dược Học).

Khi chích chất Puerarin vào động mạch cảnh trong của chó được gây mê, thấy tăng lưu lượng máu trong não và giảm sức đề kháng của mạch máu, nó có thể kéo dài khoảng 20 phút. Chích tĩnh mạch có tác dụng nhẹ hơn và không thể so sánh với hiệu quả của Epinephrin hoặc Norepinephrine. Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành của chó (Trung Dược Học).

Khi thử nghiệm với 33 ca điếc đột ngột mỗi ngày uống một cốc Cát căn, kèm uống thêm Vitamin B complex. Kết quả 9 ca khỏi, 6 ca có dấu hiệu tiến triển (Trung Dược Học).

Khi theo dõi quá trình điều trị dài bằng Cát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Nước sắc Cát căn cho thấy 33% bớt các triệu chứng chủ quan, có tiến triển đối vơi 58%. Thuốc cũng đồng thời cải thiện các triêïu chứng khác như chóng mặt, đầu đau, tự nó không có tác dụng đối với huyết áp thấp (Trung Dược Học).

Một số thí nghiệm trên súc vật thu được, nước sắc Cát căn có tác dụng giải nhiệt mạnh (‘Nghiên Cứu Dược Lý Tác Dụng giải Nhiệt Một Số Thuốc Trung Y’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1956, 42 (10): 964-967). Nước sắc loại Cát căn mọc ở Nhật Bảncó tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ được gây sốt nhân tạo (Trung Dược Học).

Nhiều nghiên cứu, khi dùng nước sắc Cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38%có cải thiện, 42% có cải thiện điện tâm đồ. Thường các dấu hiệu cải thiện xẩy ra trong khoảng 1 tháng. Hiệu quả không rõ lắm đối với bất cứ trường hợp giảm Cholesterol (Trung Dược Học).

Một số bài thuốc có Sắn dây:

Trị say rượu không tỉnh:

Sắn dây pha uống lấy 2 thăng, đái ra thì tỉnh (Thiên Kim Phương).

Trị đau nhức vùng thắt lưng:

Sắn dây nhai nuốt lấy phần nước, duy trì cho đến khi khỏi (Trửu Hậu Phương).

Trị uống thuốc quá liều:

Sắn dây, giã vắt lấy nước cốt uống, nếu dùng khô thì sắc uống (Trửu Hậu Phương).

Trị chảy máu mũi không cầm:

Sắn dây, giã ép lấy nước uống 3 lần thì khỏi (Thánh Huệ Phương).

Trị thương hàn đau đầu, phát sốt 2-3 ngày:

Cam thảo 200g + Hương kỷ 1 thăng + nước tiểu trẻ con 8 tháng, sắc làm 3 thang, chia làm 3 lần uống, đồng thời ăn cháo hành cho tiết mồ hôi (Mai Sư Phương).

Trị nhiệt độc hạ huyết do ăn thức ăn nóng sinh ra:

20 kg Sắn dây, giã vắt lấy nước một thang, bỏ vào một ít nước Liên ngẫu (Ngó sen) để uống (Mai Sư Phương).

Trị có thai mà sốt:

Sắc Cát căn 2 thăng chia làm 3 lần uống (Thương Hàn Loại Yếu Phương).

Trị ọe khan không dứt:

Sắn dây, đem gĩa nát, uống lấy một bát nước cốt là hết (Thực Y Tâm Kính Phương).

Trị trẻ nhỏ nôn mửa, sốt cao, khi ăn bị kinh giản:

Bột Cát căn 80g, cho nước vào sắc đến khi còn 2 chén, trộn đều, chưng cách thủy ăn như cháo (Thực Y Tâm Kính Phương).

Trị tâm nhiệt mửa ra máu không cầm:

Sắn dây, giã nát vắt lấy nước cốt nửa thang, uống vào là khỏi (Quảng Lợi Phương).

Trị cảm mạo:

Sài hồ 4g + Cát căn 8g + Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng liên, Thược dược mỗi vị cân lấy 4g + Cam thảo, Cát cánh mỗi vị 2g + Thạch cao 8g + Sinh khương 3 lát + Đại táo 2 trái, cho vào sắc chung lấy nước uống (Sài Cát Giải Cơ Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị sởi mới phát hoặc chưa mọc ra hết:

Cát căn 12g + Ngưu bàng tử 12g + Kinh giới 12g + Thuyền thoái 4g + Liên kiều 16g + Uất kim 8g + Cam thảo 4g + Cát cánh 8g. Cho tất cả vào sắc chung lấy nước uống (Cát Căn Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị sốt mới bắt đầu, khát nước, nóng nảy, bực dọc:

Cát căn 12g + Sinh thạch cao 20g + Tri mẫu 8g + Cam thảo 8g, cho tất cả vào sắc chung lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị huyết áp cao, cổ cứng đau:

Cát căn 20g sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Lưu ý:

  • Không dùng sắn dây chung với mật ong có thể gây tử vong.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *