Nội dung chính trong bài viết
Cây Kê huyết đằng là gì?
Kê huyết đằng còn có các tên gọi khác như hồng đằng, huyết rồng, khan dạ lùa, khan lượt (Tày). Tên khoa học là Millettia Reticulata L, thuộc họ đậu (Fabaceae).
Cây Kê huyết đằng là cây thân leo, nhánh không lông, vặn. Lá dài 10 – 5cm, lá chét 5 – 9 thon, mỏng giòn, không lông. Cụm hoa chùy, hình lăng trụ ở ngọn, lá bắc hình mũi dùi. Hoa đỏ, xếp sít nhau. Qủa đỏ nâu, thắt lại giữa các hạt, chứa 3 – 6 hạt to 8 – 10mm.
Phân bố:
Chủ yếu phân bố ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình,… .
Bộ phận dùng:
Bộ phận dùng của cây Kê huyết đằng là thân leo già (Caulis Spatholobi suberecti) được thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8-10, phơi héo, thái phiến, đồ, phơi khô cất dùng.
Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học chính của cây Kê huyết đằng là tanin và flavonoid.
Tác dụng – công dụng chung của cây Kê huyết đằng:
Trị đau lưng, đau xương, đau các khớp chân tay, cơ nhục sưng đau, ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, thiếu máu.
Theo đông y:
Cây Kê huyết đằng có vị đắng, ngọt, tính bình đi vào 4 kinh Can, Thận, Tâm, Tỳ có tác dụng bổ thận, táo Vị, hành huyết, hòa huyết, bổ huyết, thông kinh lạc, làm mạnh gân xương, chỉ thống,… . Chủ trị lưng đau, gối đau, té ngã tổn thương, tay chân tê,kinh nguyệt không đều, trị khí huyết suy kém, đại bổ khí huyết: Kê huyết đằng nấu đặc thành cao, hòa với rượu uống. Trường hợp không dùng được rượu thì có thể hòa với nước sôi uống
Dùng với liều từ 12 – 20g/ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Kê huyết đằng:
Theo thực nghiệm trên động vật thu được, nước sắc từ cây Kê huyết đằng có khả năng gây ức chế tim ếch và làm hạ huyết áp nơi chó và thỏ bị gây tê khi gây co mạch trong tĩnh mạch ở tai thỏ.
Khi cho chuột bạch uống cồn thuốc được chiết ra từ Kê huyết đằng đã thấy có hiệu quả trong việc làm giảm viêm khớp gây ra bởi Formadehyde.
Tiêm Kê huyết đằng vào màng bụng của chuột sẽ giúp giảm đau và an thần.
Thực nghiệm dịch chiết từ Kê huyết đằng lên chuột nhắt thấy tăng chuyển hóa Phosphate trong thận và tử cung.
Cẩn thận khi tiêm tĩnh mạch lượng tương đương 4,25g/kg, vì khi thí nghiện trên động vật thấy bất động, chết dần.
Một số bài thuốc có cây Kê huyết đằng:
Chữa thiếu máu, hư lao:
Bài 1: Kê huyết đằng cân khoảng 200-300g, đi phơi khô tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu, đậy kín bình ngâm liên tiếp trong 7 -10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 25ml.
Bài 2: Rượu ngâm kê huyết đằng + thục địa, đan sâm, hà thủ ô với liều lượng bằng nhau.
Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương:
Bài 1: Kê huyết đằng, cây mua núi, rễ gối hạc mỗi vị cân lấy 12g + rễ phòng kỷ, vỏ thân ngũ gia bì chân chim, dây đau xương mỗi vị cân lấy 10g. Đem tất cả các dược liệu trên đi thái nhỏ, phơi khô, ngâm chung với rượu, lưu ý ngâm ngập dược liệu. Mỗi ngày 50ml, chia làm 2 lần uống.
Bài 2: Kê huyết đằng, độc hoạt, dây đau xương, thiên niên kiện, phòng kỷ, rễ bưởi bung, chân chim, gai tầm xọng, cỏ xước, xấu hổ, quế chi, núc nác, mỗi vị cân lấy khoảng 4 – 6g, cho vào sắc lấy nước uống hoặc cũng có thể làm số lượng lớn rồi nấu cô đặc thành cao, khi uống thì pha với nước nóng có thể thêm vào chút đường rồi uống.
Chữa đau dây thần kinh hông:
Bài 1: Kê huyết đằng 20g + ngưu tất, hồng hoa, đào nhân, nghệ vàng mỗi vị cân lấy 12g + nhọ nồi 10g + cam thảo 4g. Cho vào sắc với 400ml nước, sắc đến khi còn 100ml nước, gân bỏ bã lấy nước uống, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
Bài 2: Kê huyết đằng, dây đau xương, ngưu tất, cẩu tích mỗi vị cân lấy 20g + cốt toái bổ, ba kích mỗi vị 12g + thiên niên kiện, cốt khỉ củ 8g. Cho vào sắc với nước, uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa đau lưng:
Kê huyết đằng, rễ trinh nữ, tỳ giải, ý dĩ mỗi vị lấy 16g + cỏ xước 12g + quế chi, rễ lá lốt, thiên niên kiện mỗi vị 8g + trần bì 6g. Cho vào sắc lấy nước uống.
Chữa viêm khớp dạng thấp:
Kê huyết đằng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi mỗi vị 16g + ngưu tất, sinh địa mỗi vị 12g + nam độc lực, rễ cà gai leo, rễ cây cúc ảo, huyết dụ mỗi vị 10g. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Chữa kinh nguyệt không đều:
Bài 1: Kê huyết đằng 10g + tô mộc 5g + nghệ vàng 4g. Đem tất cả dược liệu đi thái nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Không dùng cho phụ nữ có thai.
Bài 2: Kê huyết đằng, ích mẫu mỗi vị 16g + sinh địa 12g + nghệ, xuyên khung, đào nhân mỗi vị 8. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, dùng trong ngày.
Chữa đau các khớp tứ chi:
Kê huyết đằng, ngũ gia bì hương, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi mỗi vị cân lấy khoảng 10 -12g. Sắc uống trong ngày.
Lưu ý:
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.