UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

1. Ung thư biểu mô

1.1. Phẫu thuật ung thư buồng trứng

– Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong UT buồng trứng nói chung, đặc biệt đối với carcinôm buồng trứng. Phẫu thuật giúp đánh giá giai đoạn chính xác vì trong khi phẫu thuật có thể kiểm tra tình trạng trạng khối u, buồng trứng đối bên và toàn bộ các tổn thương trong ổ bụng. Phương pháp phẫu thuật đầy đủ bao gồm cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên, mạc nối lớn. Lấy bỏ hoặc phá huỷ tối đa các khối u, sao cho tổn thương còn lại kích thước < 1cm. Kiểm tra vòm hoành, toàn bộ bề mặt phúc mạc, bề mặt các tạng và sinh thiết nếu nghi ngờ. Kiểm tra hạch chậu, hạch chủ bụng và lấy bỏ hạch di căn. Lấy dịch rửa ổ bụng làm tế bào học.

– Đối với giai đoạn IA, IB, mô bệnh học loại biệt hoá tốt hoặc trung bình phẫu thuật là đủ. Đặc biệt, nếu bệnh nhân có nhu cầu sinh con, giai đoạn IA, IB, độ mô học I có thể xem xét chỉ cắt bên phần phụ (vòi – buồng trứng) tổn thương.

– Các trường hợp còn lại cần điều trị tiếp bằng hoá trị, đôi khi xạ trị.

– Phẫu thuật kiểm tra lại sau điều trị (second-look): Nay ít dùng.

1.2. Hoá trị ung thư buồng trứng

– Hoá trị có phức hợp platinum: đơn hoá trị, phối hợp alkyl hoá, phối hợp paclitaxel.

Các phác đồ thường dùng:

Carbo-C (carboplatin+cyclophosphamide)

CP (cyclophosphamide + cisplatin)

Carboplatin + paclitaxel

– Hoá trị màng bụng có thể áp dụng trong một số trường hợp.

1.3. Xạ trị ung thư buồng trứng

– Đổng vị phóng xạ P32 bơm màng bụng.

– Xạ trị toàn ổ bụng, khung chậu.

2. Carcinôm độ ác tính thấp

– Còn gọi là thể giáp biên, chiếm 15% các UT biểu mô của buồng trứng.

– Giai đoạn I, II: có thể cắt bên phần phụ tổn thuơng nếu bênh nhân có nhu cầu sinh con. Nếu bênh nhân không có nhu cầu sinh con, cắt tử cung toàn bộ + phần phụ hai bên + mạc nối lớn.

– Giai đoạn III: Phẫu thuật nhu loại có độ ác tính cao.

– Đối với các khối u nhày (mucinous), nên cắt ruột thừa.

– Hiên nay, điều trị hoá trị chỉ áp dụng trong truờng hợp u phát triển nhanh, sau phẫu thuật công phá u tái phát.

3. U tế bào mầm ác tính

3.1. Phẫu thuật

Nguyên tắc chung cũng giống với phẫu thuật cho carcinôm buồng trứng. Tuy nhiên do bênh nhân đuợc phẫu thuật ở giai đoạn sớm hơn, điều trị hoá trị có hiệu quả cao, phẫu thuật bảo tổn đuợc cân nhắc nhiều hơn.

– Giai đoạn I: Chỉ cắt bên phần phụ tổn thuơng bảo tổn tử cung và phần phụ bên đối diện nếu bênh nhân có nhu cầu sinh con.

– Giai đoạn II, III, IV: Cắt toàn bộ tử cung + phần phụ hai bên + mạc nối lớn, lấy bỏ tối đa các khối u. Đối với phụ nữ có nhu cầu sinh con rất bức thiết có thể xem xét bảo tổn tử cung và phần phụ bên đối diên.

– Phẫu thuật kiểm tra lại sau điều trị (second-look): chỉ áp dụng cho các truờng hợp phẫu thuật ban đầu không lấy đuợc hết u hoặc khối u có thành phần u quái.

3.2. Hoá trị

– Điều trị hoá trị không có chỉ định trong truờng hợp u quái không truởng thành, độ 1, giai đoạn IA đã đuợc phẫu thuật. Các truờng hợp còn lại cần đuợc điều trị hoá trị sau phẫu thuật. phác đồ hoá trị thuờng có cisplatin.

– phác đồ BEP (bleomycin, etoposide, cisplatin).

PVB (cisplatin, vinblastine, bleomycin).

VAC (vincristine, dactinomycin, cyclophosphamide).

3.3. Xạ trị

Xem xét chỉ khi không thể điều trị hoá trị, bênh nhân không có nhu cầu sinh đẻ.

4. U đêm – dây sinh dục

4.1. Phẫu thuật

– Giai đoạn I, bênh nhân trẻ có nhu cầu sinh con: chỉ cắt bên phần phụ tổn thuơng bảo tổn tử cung và phần phụ bên đối diên. Với bênh nhân không còn nhu cầu sinh đẻ, cần phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên và đánh giá giai đoạn đầy đủ.

– Các truờng hợp còn lại: cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên và mạc nối lớn. Lấy bỏ hoặc phá huỷ các khối u tối đa, sao cho các khối còn lại kích thuớc < 1cm. Kiểm tra hạch chậu, hạch chủ bụng và lấy bỏ hạch di căn. Kiểm tra tế bào dịch rửa ổ bụng.

4.2. Hoá trị

Đối với bênh ở giai đoạn I, hoá trị đuợc áp dụng cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Các giai đoạn II-III-IV, cần điều trị hoá trị sau mổ. phác đồ hoá trị phối hợp cần có platinum với phác đồ thuờng dùng là PVB (cisplatin, vinblastine, bleomycin) hoặc phác đồ phối hợp cisplatin, doxorubicin và etoposide.

4.3. Xạ trị

Xạ trị khung chậu có thể sử dụng cho các truờng hợp còn u sau phẫu thuật.

5. Điều trị bênh tái phát

Tuỳ tình huống cụ thể, có thể lựa chọn các phuơng pháp sau:

– Điều trị hoá trị.

– Xem xét phẫu thuật lại lấy gọn u hoặc công phá u tuỳ theo mức độ lan rộng của u, di căn xa hay không, thể trạng bênh nhân. Sau đó điều trị hoá trị.

– Điều trị hoá trị trong truờng hợp không phẫu thuật đuợc, sau đó xem xét khả năng phẫu thuật.

– Nếu không phẫu thuật triệt căn đuợc, có thể phẫu thuật giải quyết triệu chứng: giải phóng tắc ruột

– Xạ trị cũng giúp ích giảm bớt triệu chứng trong một số trường hợp

– Các biện pháp khác: Hoá trị màng bụng, hoá trị liều cao kết hợp ghép tế bào gốc tự thân hoặc thử nghiệm thuốc mới là các lựa chọn khác.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *