KỸ THUẬT GÂY TÊ TỦY SỐNG TRONG PHẪU THUẬT CẮT TC NGẢ ÂM ĐẠO
I. Chỉ định
– Bệnh nhân đạt tiêu chuẩn ASA I – II.
II. Chống chỉ định
1. Tuyệt đối
– Nhiễm trùng toàn thân.
– Nhiễm trùng tại nơi chọc kim.
– Rối loạn đông máu.
– Bệnh nhân trong tình trạng huyết động học không ổn định.
– Tăng áp lực nội sọ.
– Tiền sử dị ứng thuốc tê …
2. Tương đối
– Bệnh nhân từ chối phương pháp gây tê tủy sống.
– Bệnh tim (hẹp khít van tim, suy tim mất bù, tăng áp lực động mạch phổi).
– Bệnh nhân có kèm bệnh thần kinh, tâm thần.
– Bệnh lý cột sống như gù, vẹo cột sống …
III. Quy trình kỹ thuật
– Bệnh nhân được uống 150mg Ranitidine viên sủi bọt với 30ml nước tại phòng tiền mê.
– Đặt một đường truyền tĩnh mạch với dung dịch Lactate Ringer trung bình 10ml/kg cân nặng hoặc dung dịch Voluven 6% (HES(130/0,4)).
– Tư thế bệnh nhân: tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng trái.
– Kim chọc tủy sống số 27 hoặc số 29 vị trí chọc kim L3 – L4 hoặc L4 – L5.
– Thuốc tê Bupivacain 0,5% heavy (tăng trọng) liều lượng trung bình 10mg (hoặc Levobupivacain 0,5% đẳng trọng liều lượng trung bình 10mg – 12mg).
+ Phối hợp với: hoặc Fentanyl 20mcg – 25mcg (hoặc Sufentanyl 2,5mcg – 5mcg).
– Sau khi gây tê: đặt bệnh nhân trở lại tư thế nằm ngửa và chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng sang tư thế phụ khoa.
– Dùng thuốc an thần nhóm Midazolam 1mg – 2mg tiêm mạch.
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
– Tê tốt: bệnh nhân không đau
– Tê kém hoặc không hiệu quả: cần phải chuyển sang phương pháp gây mê nội khí quản.
V. Xử trí tác dụng không mong muốn
– Thất bại: không chọc được kim vào khoang dưới nhện: chuyển gây mê nội khí quản.
– Tụt huyết áp:
+ Dự phòng: Éphédrine ống 30mg pha vào 500ml dung dịch đẳng trưng, truyền nhanh hoặc tiêm tĩnh mạch trực tiếp khi huyết áp tụt nhiều.
– Buồn nôn: kiểm tra huyết áp, nếu huyết áp bình thường thì dùng Metoclopramide ống 10mg tiêm mạch chậm.
VI. Trong khi phẫu thuật
– Thở oxy 100% qua mask trung bình 3lít/phút.
– Theo dõi tri giác, hô hấp, mạch huyết áp và tình trạng của bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật.
– Lúc sắp kết thúc phẫu thuật sử dụng Paracetamol 1g/100 ml truyền tĩnh mạch XXX giọt/phút (nếu bệnh nhân không có chống chỉ định dùng thuốc).
– Đánh giá lượng máu mất để xử trí (cân gạc trước và sau mổ là phương pháp đánh giá tương đối chính xác).
– Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn đến khi ổn định bệnh nhân sẽ được chuyển sang phòng hồi sức theo dõi.
VII. Sau phẫu thuật
– Giảm đau sau mổ theo phác đồ.
– Rút sonde tiểu sớm hoặc theo chỉ định của phẫu thuật viên, sau khi rút sonde tập cho bệnh nhân tự đi tiểu.
– Ăn uống sớm sẽ làm nhu động ruột mau hồi phục, làm giảm sử dụng thuốc và giảm đau sau mổ.
+ Ngày phẫu thuật (No): uống nước đường, ăn súp hoặc cháo.
+ Ngày hôm sau (N1): tiếp tục ăn súp, cháo đến khi có nhu động ruột thì ăn uống bình thường.