Phác đồ điều trịvết thương xuyên nhãn cầu

Phác đồ điều trị

vết thương xuyên nhãn cầu

 

I. Triệu chứng:

a. Chủ quan: Thị lực giảm, mắt nhức.

b. Khách quan:

– vết thương rách giác mạc và/hoặc củng mạc.

– Có hoặc không kẹt mống, phòi tổ chức nội nhãn.

– Tiền phòng xẹp hoặc có máu.

– Nhãn áp sờ tay mềm.

– Kiểm tra thị lực.

II. Chẩn đoán phân biệt:

Chấn thương đụng dập nhãn cầu

III. Nguyên nhân:

– Xung đột, tai nạn, thể thao.

– Vật gây thương tích: dao, kéo, kim, đạn, dây kẽm…

IV. Cận lâm sàng:

1. Xét nghiệm máu: TS – TC, ELISA.

2. X- Quang sọ não hốc mắt.

3. CT Scan nếu lâm sàng có dấu chứng nghi ngờ dị vật.

4. Siêu âm B kiểm tra bán phần sau (chỉ được thực hiện sau mổ khâu vết thương).

V. ĐIỀU TRỊ

1. Sơ cứu:

1. Rửa mắt nhẹ nhàng.

2. Nhỏ mắt:

– Thuốc nhỏ mắt kháng sinh (Ciplox, Tobrex.) x 6 lần / ngày.

– Thuốc nhỏ mắt Atropin 1% x 1 lần/ngày. Nếu vết thương giác mạc chu biên kẹt mống không nhỏ Atropin.

2. Điều trị nội khoa

a. Kháng sinh phổ rộng:

– Nhóm Quinolone. 1v x 2 lần / ngày (u).

– Có thể phối hợp với Brulamycin 0,08g (TB) hoặc Cefotaxim (Claforan) hay Ceítriaxone (Beeceptron) (TB hay TM).

b. Giảm đau: Paracetamol, Idarac, Alaxan…..

c. Chống phù nề, chống viêm:

– Steroid, Noflux hoặc – chymotrypsin

– Có thể sử dụng corticosteroid tiêm tĩnh mạch nếu thấy cần thiết.

d. Chú ý: tiêm SAT nếu chấn thương do kim loại dơ.

 

3. Phẫu thuật:

1. Khâu lại vết thương (cấp cứu) trong 24 giờ đầu.

a. Đối với vết rách giác mạc đơn thuần:

Khâu bằng chỉ nylon 10.0; chiều dày các nốt khâu phải đảm bảo % chiều dày giác mạc, không để dính mống vào mặt sau giác mạc hay kẹt vào mép mổ. Chỉ khâu giác mạc phải được vùi trong nhu mô.

* Trước 12 giờ kể từ khi bị chấn thương:

– Rửa sạch vết rách.

– Tách dính mống phòi kẹt, rửa sạch, thấm khô và đẩy mống vào tiền phòng.

– Khâu giác mạc và tái tạo tiền phòng.

* Sau 12 giờ kể từ khi bị chấn thương: cắt bỏ mống mắt phòi kẹt, mủn, rửa sạch; các bước tiến hành như trên.

b. Đối với vết rách củng mạc:

– Khâu bằng chỉ Vicryl 6.0, 7.0 – 8.0 hay nylon 8.0.

– Mũi khâu phải chắc, độ sâu từ 3/4 đến 4/5 chiều dày củng mạc, không được để kẹt thể mi, hắc mạc.

– Nếu vết thương đã sau 12 h kể từ khi chấn thương thì nên cắt bỏ toàn bộ phần mống mắt kẹt phòi hoặc mủn nát và rửa sạch vết thương.

2. Tiêm kháng sinh và kháng viêm tại chỗ hoặc kháng sinh tiền phòng.

VI. Theo dõi:

– vết khâu giác mạc, củng mạc phải kín, phục hồi tối đa cấu trúc giải phẫu ban đầu.

– Tiền phòng tái tạo, sạch.

VII. Tài liệu tham khảo:

1. Ehlers, Justis P.; Shah, Chirag P. (2008) Wills Eye Manual, The Office and Emergency Room Diagnosis and Treatment of Eye Disease. Chapter 3 -Trauma. 5th Edition. Copyright © Lippincott Williams & Wilkins.

2. Ferenc Kuhn. (2008). Ocular Traumatology. Springer-Verlag Berlin Heidelberg

3. Jack J Kanski (2003). Clinical ophthalmology, A systemic approach. Chapter 19: Trauma. 5th Edition. Butterworth Heinneman.

4. Marian S. Macsai. (2007). Ophthalmic Microsurgical Suturing Techniques. Springer-Verlag Berlin Heidelberg.

5. Peter s. Hersh, Bruce m. Zagelbaum, Kenneth r. Kenyon bradford j. Shingleton Chapter 39, Surgical Management of Anterior Segment Trauma. William Tasman. Duane’s Ophthalmology, 2006 Edition. Lippincott Williams & Wilkins Publishers, Hagerstown.

  

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *