HỘI CHỨNG ĐẠI TRÀNG CHỨC NĂNG

HỘI CHỨNG ĐẠI TRÀNG CHỨC NĂNG

Định nghĩa:

Hội chứng đại tràng chức năng (HCĐTCN) là một tình trạng đau bụng hay chướng bụng mạn tính hay tái phát có liên quan đến sự đi tiêu hay thói quen đi tiêu; việc chẩn đoán cần phải loại trừ các bệnh thực thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Không có bất thường về cấu trúc và sinh hoá

Các thể lâm sàng:

– HCĐTCN với tiêu chảy (31%)

– HCĐTCN với táo bón (21%)

– HCĐTCN không rối loạn đi tiêu (21%)

– HCĐTCN xen kẽ táo bón và tiêu chảy (27%)

Tiêu chuẩn chẩn đoán: (theo ROME III)

1. Đau bụng hay khó chịu vùng bụng ít nhất 3 ngày mỗi tháng trong 3 tháng qua (những triệu chứng khởi đầu ít nhất 6 tháng ) kèm với 2 hay nhiều đặc điểm sau đây:

– Giảm triệu chứng sau khi đi tiêu.

– Thay đổi số lần đi tiêu khi khởi phát bệnh.

– Thay đổi hình dạng phân khi khởi phát bệnh.

2. Các triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán:

– Số lần đi tiêu bất thường: dưới hay 3 lần/tuần hay trên 3 lần mỗi ngày.

– Dạng phân bất thường: phân cứng thành cục, phân cứng hay lỏng,/phân lỏng như nước.

– Rặn khi đi tiêu

– Mót rặn

– Cảm giác đi tiêu không hết phân

– Tiêu ra chất nhày

– Đầy hơi hay chướng bụng.

3. Không có các triệu chứng báo động:

– Sụt cân

– Tiêu ra máu

– Thiếu máu

– Tiền sử gia đình có người bệnh viêm ruột, ung thư đại tràng, bệnh Celiac.

Chẩn đoán phân biệt:

1. Hội chứng kém hấp thu.

2. Bệnh Celiac, Sprue, không dung nạp glucose

3. Nhiễm trùng tiêu hóa (vi khuẩn, ký sinh trùng)

4. Viêm đại tràng mạn (Crohn, viêm loét đại tràng, lao, viêm đại tràng vi thể)

5. Ung thư đại tràng

6. Rối loạn chức năng tuyến giáp

7. Do dùng thuốc:

– Táo bón (thuốc có á phiện, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế kênh canxi, thuốc chống động kinh, than hoạt, antacid có nhôm…)

– Tiêu chảy (kháng sinh, antacid co mange, prostaglandin, sorbitol, biguanide, thuốc nhuận trường.)

Các xét nghiệm:

– Bệnh nhân dưới 50 tuổi hội đủ tiêu chuẩn ROME III không cần làm thêm các xét nghiệm (XN) hoặc chỉ làm một số ít XN tùy theo từng trường hợp cụ thể.

– Bệnh nhân trên 50 tuổi có các triệu chứng báo động cần làm thêm các XN để tìm bệnh thực thể.

Theo Mayer EA N. Engl. J Med 200

Điều trị hội chứng đại tràng chức năng:

1. Nguyên tắc chung:

– Điều trị tập trung vào các triệu chứng nổi trội là biện pháp hợp lý và hữu ích.

– Việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ làm cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

2. Các biện pháp:

a. Biện pháp tâm lý: tạo quan hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân.

– Biết lắng nghe, chấp nhận triệu chứng của bệnh nhân là thật.

– Giải thích, trấn an bệnh nhân đây là rối loạn chức năng, không phải ung thư.

– Giáo dục bệnh nhân cách tiết chế và thay đổi lối sống, biết cách thích nghi với bệnh.

b. Điều trị các triệu chứng nổi trội:

– Đau bụng: Thuốc chống co thắt: Trimebutin, mebeverin

Thuốc chống trầm cảm (liều thấp): amitriptylin, nortriptylin

– Chướng bụng: Kháng sinh không hấp thu (thời gian ngắn)

Probiotic (vd: bifidobacteria)

– Tiêu chảy: Loperamid, Diphenoxylate, Diosmectide

– Táo bón: Chất xơ

Nhuận trường thẩm thấu/ kích thích Lupiprostone

Tài liệu tham khảo:

1. Harrison’s Principles of Internal Medicin 18th edition 2012

2. Goldman’s Cecil Medicin, 24th edition 2012.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *