Cây gì trị bệnh gan, cây thảo dược nào trị bệnh gan hiệu quả? Hai từ khoá luôn được đông đảo người dùng tìm kiếm trong suốt thời gian qua. Hôm nay sanduoc.net sẽ giới thiệu tới quý vị những cây thuốc giúp trị bệnh gan hiệu quả nhất. Bài viết có tham khảo sách Cây thuốc biệt dược và những công trình nghiên cứu khoa học về cây thuốc.
Nội dung chính trong bài viết
1/ Cây cà gai leo?
Cây cà gai leo là một trong những cây thảo dược đứng đầu trong top cây thuốc trị bệnh gan. Theo những nghiên cứu khoa học từ những năm 90 đến nay, người ta đã chỉ ra rằng cà gai leo có tác dụng rất tốt cho gan. Một số công trình nghiên cứu ở bệnh viện lớn như 103-108 cũng đã kết luận; cà gai leo có tác dụng tốt với người bị bệnh gan, giúp cải thiện, thuyên giam triệu chứng vàng da, vàng mắt vv… ngoài ra cũng đã ghi nhận trường hợp âm tính virut viêm gan b.
Cà gai leo hay còn gọi là cà gai, cà quánh, cà quýnh, cà vạnh. Cà gai thường mọc ở Miền Trung, Miền Bắc. Thu hái mùa thu. Bộ phận sử dụng toàn bộ thân, dễ, lá, quả. Tác dụng của cà gai với bệnh về gan là nhờ dược chất glycoalcaloid.
Tác dụng cà gai leo:
- Viêm gan,
- Viêm họng,
- Xơ gan,
- Ức chế tế bào gây ung thư,
- Cảm cúm, đau lưng, tê thấp, nhức mỏi, thấp khớp, đau nhức xương,
- Ho gà, suyễn, rắn cắn, sâu răng, bệnh dị ứng.
Cách dùng cà gai leo:
Để dùng cà gai leo hiệu quả, quý vị nên làm theo hướng dẫn của thầy thuốc đông y, hoặc công ty bán sản phẩm. Theo sanduoc.net đọc được từ sách thuốc thì mỗi ngày dùng từ 10-20 gram, sắc nước uống (sách cây thuốc biệt dược).
2/ Cây An Xoa?
Thời gian gần đây, cây An xoa nổi lên như thần dược trị các bệnh về gan. Đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về dược chất của cây An xoa. Theo tìm hiểu của sanduoc.net, công trình nghiên cứu khoa học của Indonesia (Chin YW et al., 2006) công bố, cây An xoa có khả năng chống lại các tế bào ung thư, nhất là ung thư gan.
Tác dụng cây An xoa:
- Phòng bệnh ung thư,
- Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan,
- Làm mát gan, giải độc, hạ men gan,
- Tăng cường chức năng gan,
- Hỗ trợ điều trị viêm gan B, C, vàng da, gầy yếu.
Cách dùng cây An xoa:
Để dùng cây An xoa hiệu quả quý vị nên tham khoả ý kiến thầy thuốc đông y, phòng khám đông y. Ngoài ra quý vị có thể tham khảo thêm trong sách cây thuốc Biệt dược. Theo sanduoc.net tìm hiểu quý vị có thể sử dụng cách sau: Dùng thân và lá phơi khô 100g sắc với 1.5 lít nước, sắc còn 800ml uống trong ngày. Nên uống vào thời điểm sau bữa ăn 20 phút. (sách cây thuốc biệt dược).
3/ Cây Mã đề?
Cây Mã đề hay còn gọi là cây Mã tiền, được sử dụng rất lâu trong đông y, đặc biệt là dùng trị các bệnh về gan. Gần đây báo chí đăng tải rất nhiều thông tin về cây Mã đề, với nhiều công năng quan trọng. Theo công bố dược chất, trong cây Mã đề có chứa; glucozit hay còn gọi là aucubin, rinantin, aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Tác dụng cây Mã đề:
- Trị nóng gan, mật, nổi mụn, xơ gan,
- Chữa chảy máu cam,
- Chữa bí tiểu tiện,
- Chữa viêm phế quản,
- Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ,
- Chữa tiểu tiện ra máu.
Cách dùng cây Mã đề:
Cây Mã đề có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược khác nhau trong đông y. Để mang lại hiệu quả cao, quý vị nên đến nhà thuốc nhờ tư vấn cho từng loại bệnh. Dưới đây là cách dùng cây Mã đề theo sanduoc.net sưu tầm được trong sách: Dùng từ 100-150 gram mã đề sắc nước uống, hoặc kết hợp với các loại cây thuốc khác nhau. (tuỳ theo bệnh mà hàm lượng, kết hợp khác nhau).
4/ Diệp hạ châu?
Cây diệp hạ châu được biết đến khá lâu trong đông y. Gần đây một số nước đã nghiên cứu về tác dụng của diệp hạ châu với một số đặc điểm tiêu biểu như: Hỗ trợ điều trị bệnh về gan (công trình Học viện quân y – 1990-1996). Chữa virut HIV-1 năm 1996 tại Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb Nhật Bản. Tác dụng giải độc năm 1987-200 tại viện Dược liệu Việt Nam. Tại Ấn Độ người ta dùng Diệp hạ châu chữa ho, viêm phế quản, hen, lao.
Tác dụng Diệp hạ châu:
- Trị bệnh tiểu đường,
- Hỗ trợ điều trị sỏi mật, sỏi thận,
- Giảm đau,
- Tác dụng với đường hô hấp,
- Giải độc,
- Hỗ trợ điều trị đường tiêu hoá,
- Hỗ trợ điều trị bệnh gan.
Cách dùng cây Diệp hạ châu:
Tuỳ vào từng thực trạng bệnh cụ thể mà cách sử dụng diệp hạ châu sẽ khác nhau. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả, công năng, không gây tác dụng phụ lâu dài khi sử dụng, quý vị nên tham khoả thầy thuốc, người có chuyên môn. Dưới đây là cách dùng cơ bản mà sanduoc.net sưu tầm được: Diệp hạ châu đắng 12g, Cam thảo đất 12g. Sắc nước uống hàng ngày thay trà – Diệp hạ châu đắng 16g, Nhân trần nam16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g.
Trên đây là 4 cây thuốc trị bệnh về gan theo đông y mà Sàn Dược đã tìm hiểu được. Tuỳ vào thể trạng, bệnh tình, hiểu biết của quý vị mà có cách kết hợp sử dụng khác nhau. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi chi tiết xin liên hệ người có chuyên môn hơn hoặc thầy thuốc đông y.