PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHO RĂNG SỮA ÁP – XE QUANH CHÓP RĂNG TRẺ EM
1. CHẨN ĐOÁN:
1.1. Lâm sàng:
– Răng có thể có lỗ sâu hoặc không, mô mềm xung quanh răng có sưng đỏ, có mủ.
– Gõ đau ít hay nhiều tùy tổn thương hoặc không đau.
– Răng lung lay từ độ 1 tới độ 4 (tùy nhiễm trùng ít hay nhiều).
1.2. Cận lâm sàng (nếu có):
Phim X-quang: có thấu quang xung quanh răng, có thể tiêu xương chân răng.
1.3. Chẩn đoán xác định: Áp-xe quanh chóp răng.
2. ĐIỀU TRỊ:
2.1. Chỉ định:
Rạch áp-xe, cho toa thuốc.
2.2. Chống chỉ định tương đối:
Bệnh nhân có tiền sử về các bệnh tim mạch, bệnh về máu,… (cho trẻ khám chuyên khoa và có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cho phép điều trị và các thuốc trẻ có thể dùng được trong thời gian điều trị).
2.3. Điều trị:
– Rạch áp-xe, cho toa thuốc và hẹn tái khám.
Thuốc : Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.
– Kháng sinh:
• Amoxicilline 250mg (viên nang, gói), 500mg (viên nang):
o Trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều người lớn: 500 mg, cách 8 giờ 1 lần.
o Trẻ em đến 10 tuổi: 125-250 mg, cách 8 giờ 1 lần.
o Trẻ dưới 20 kg thường dùng liều 20 – 40 mg/ kg thể trọng/ ngày.
• Metronidazole 250mg:
o Liều thường dùng cho trẻ em: 20-30 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần uống.
– Kháng viêm:
• Lysozym 90mg:
o Trẻ em trên 30 tháng tuổi: 4,5 mg/kg/ngày, chia 3 lần uống.
• Dexamethazone 0,5mg:
o Liều thường dùng cho trẻ em: 0,024 – 0,34 mg/kg/ngày chia làm 4 liều.
• Prenisone 5 mg:
o Liều thường dùng cho trẻ em: 0,14 – 2 mg/kg/ngày chia làm 4 lần uống.
– Giảm đau:
• Paracetemol 500mg, 325mg, 250mg (gói), 125mg (gói):
o Trẻ em trên 12 tuổi: dùng theo liều người lớn: 500mg, 4-6 giờ một lần uống.
o Trẻ em 10 – 11 tuổi: 480 mg, mỗi 4-6 giờ một lần uống.
o Trẻ em 9 – 10 tuổi: 400 mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.
o Trẻ em 6 – 8 tuổi: 320 mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.
o Trẻ em 4 – 5 tuổi: 240 mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.
o Trẻ em 2-3 tuổi: 160 mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.
o Trẻ em 1 – 2 tuổi: 120 mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.
– Thời gian dùng thuốc từ 5 – 7 ngày.
– Tái khám:
• Cho chụp phim X-quang: nếu được có thể điều trị lấy tủy toàn phần để bảo tồn răng.
• Nhổ răng.