PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỤP MI

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỤP MI

 

I. Triệu chứng;

1. Chủ quan:

– Mi mắt sụp xuống làm mắt không mở to được.

– Nặng mi mắt khi cố gắng nhìn.

– Mất thẩm mỹ.

2. Khách quan:

– Độ cao khe mi bị hẹp.

– Đánh giá mức độ sụp mi bằng khoảng cách từ bờ mi đến tâm đồng tử.

– Nếp da mi trên nông hoặc không có.

– Đo biên độ của mi khi nhìn lên và nhìn xuống để đánh giá chức năng cơ nâng mi.

II. Chẩn đoán phân biệt;

– Sụp mi giả khi mắt bị lé dưới, lõm mắt, nhãn cầu nhỏ, không có nhãn cầu hoặc teo nhãn.

– Bất thường rãnh trên hốc mắt.

– Co rút mi trên ở một mắt, mắt kia có vẻ sụp mi.

– Giả sụp mi trong co thắt nửa mặt hoặc liệt thần kinh mặt với tái tạo Sai lạc thần kinh.

III. Nguyên nhân sụp mi;

1. Sụp mi bẩm sinh: Tiền căn sụp mi từ lúc mới sinh.
2. Sụp mi do tuột chỗ bám cân cơ: Hậu quả của tuổi già,sau phẫu
thuật gây mắt kích thích,u giả viêm thoái triển.
3. Sụp mi do liệt thần kinh III: Thường kết hợp liệt vận nhãn.
4. Sụp mi dẫn truyền: Độ sụp mi không ổn định trong ngày,sáng ít
chiều nặng hơn.Nghiệm pháp nước đá (+).
5. Sụp mi sau chấn thương.
6. Sụp mi cơ học: do khối u mi hay sẹo kết mạc.

IV. Cận lâm sàng:

– Công thức máu.
– TS-TC.
– Glycemie (nếu cần).

V. Điều trị sụp mi:

Cần đánh giá hiện tượng Bell và film nước mắt, cảm giác giác mạc để
giảm nguy cơ viêm loét giác mạc sau mổ.
1. Sụp mi bẩm sinh:
– Lực cơ còn tốt (>8mm) hay trung bình (4-7mm): Cắt ngắn cơ nâng
mi.
– Lực cơ yếu (<4mm): Treo mí hay cắt cơ nâng mi nhiều.
2. Sụp mi do tuột chỗ bám cân cơ:
– Tạo chỗ bám mới cho đầu cân cơ nâng mi vào sụn mi.
– Có thể cắt ngắn cơ nếu cần.
3. Sụp mi do liệt thần kinh III:
– Phẫu thuật treo mí khi sụp mi tồn tại trên 6 tháng gây hạn chế thị
lực.
4. Sụp mi dẫn truyền:
– Phẫu thuật treo mí khi thuốc không còn hiệu quả và độ sụp nặng
gây trở ngại sự nhìn.
5. Sụp mi sau chấn thương:
– Phẫu thuật dựa trên chức năng cơ nâng mi.

VI. Thuốc sau mổ sụp mi:

1. Cephalexine 500mg 15 viên
Ngày uống 3 lần, lần 1 viên
2. Paracetamol 500mg 15 viên
Ngày uống 3 lần, lần 1 viên
3. Alphachymotrypsine Choay 25 U.C.Hb 20 viên
Ngày uống 2 lần, lần 2 viên
4. Col.Tobrex 0,3% 1 lọ
Nhỏ MP, MT ngày 6 lần, lần 1 giọt
5. Pde.Oflovid 3,5g 1tube Tra MP, MT ngày 2 lần, trưa – tối

VII. Theo dõi:

– Tái khám sau 1 tuần để cắt chỉ.
– Tra Pomade che phủ giác mạc tránh viêm loét giác mạc.
– Đánh giá về mặt thẩm mỹ: nếp mi cn đối, thặng chỉnh, thiểu chỉnh
hoặc đường cong mi bất thường hay sa kết mạc,lật mi…
– Theo di tái phát.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *