PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ QUẶM
1. Định nghĩa:
Quặm là tình trạng cuộn vào trong của 1 phần hay toàn bộ bờ mi gây biến chứng giác mạc do sự cọ xát của lông mi.
2. Các hình thái lâm sàng:
– Quặm tuổi già
– Quặm do sẹo
– Quặm cơ học
– Quặm co thắt
– Quặm bẩm sinh
3. Mức độ: tùy theo mức độ tổn thương sụn,bờ mi, lông siêu, lông quặm người ta chia làm bốn mức độ:
– Độ 1: Chưa có tổn thương bề dày của sụn.
– Độ 2: Có tổn thương bề dày của sụn.
– Độ 3: Có tổn thương bề dày của sụn + lông siêu , lông quặm
– Độ 4: Độ 3 + tổn thương giác mạc …
4. Điều trị quặm:
A. Quặm do tuổi già:
1. Phẫu thuật Quickert:
– Khâu lại chỗ bám cơ nâng mi.
– Tạm thời hữu ích nhưng tỉ lệ tái phát cao.
2. Rút ngắn mi theo chiều ngang:
– Giúp ổn định mi mắt lỏng lẻo.
– Có thể kết hợp tạo hình góc ngoài.
3. Phẫu thuật Wies:
Xoay bờ mi qua đường rạch ngang toàn độ dày mi,đưa cơ nâng mi ra phía trước.
4. Cắt 1 phần cơ vòng cung mi trước vách hốc mắt.
B. Quặm do sẹo:
1. Phương pháp Cunéod-Nataf:
– Rạch bờ tự do.
– Cắt da mi thừa, cắt bớt cơ vòng mi.
– Gọt sụn hình lòng máng.
– Khâu chỉ kéo sụn.
– Khâu da tạo nếp mí.
2. Phương pháp ghép niêm mạc:
3. Phẫu thuật cắt sụn:
– Có tác dụng trong quặm bờ mi nhe.
– Bờ mi không còn vuông cạnh và hơi lộn vào.
– Rạch 1 dường ngang sụn,dưới bờ mi và cách bờ mi 2mm.
4. Phẫu thuật Wies:
– Có tác dụng trong quặm mức độ vừa
– Xoay bờ mi bằng đường rạch ngang sụn
5. Cắt toàn bộ độ dày mi:
– Cắt theo hình chêm 5 cạnh rồi khâu lại
– Dùng trong lông xiêu chỉ giới hạn ở 1 phần mí.
C. Thuốc sau mổ quặm:
1. Cephalexine 500mg 15 viên
Ngày uống 3 lần, lần 1 viên
2. Paracetamol 500mg 15 viên
Ngày uống 3 lần, lần 1 viên
3. Alphachymotrypsine Choay 25 U.C.Hb 20 viên
Ngày uống 2 lần, lần 2 viên
4. Col.Tobrex 0,3% ^ 1 lọ
Nhỏ MP, MT ngày 6 lần, lần 1 giọt
5. Pde.Oflovid 3,5g ^ 1tube
Tra MP, MT ngày 2 lần, trưa – tối
5. Theo dõi:
– Hẹn tái khám sau 1 tuần để cắt chỉ.
– Nhỏ thuốc tiếp để điều trị nguyên nhân.
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
1. Hốc mắt,mi mắt và hệ thống lệ.Giáo trình khoa học cơ sở và lâm sàng 1998 – 1999.
2. William B – Stewart, MD. Ophthamic plastic and Recontructive Surgery 1984.
3. Mark Wright, Dugald Bell, Chris Scott and Brian Leatherbarrow.Everting suture correction of lower lid involutional entropion.Br. J. Ophthalmol. 1999.
4. E G Kemp and J R Collin. Surgical management of upper lid entropion. Br. J. Ophthalmol 1986.
5. Stuart R.Seiff,at all.Tarsal margin rotation with posterior Lamella superadvancement for the Management of Cicatricial Entropion of the Upper Eyelid. Am J ophthamol 1999..
6. Jeffrey A.Nerad,MD.Oculoplastic Surgery in Ophthalmology.2001.