QUI TRÌNH LOẠI BỎ CO2 BẰNG MÀNG NGOÀI CƠ THỂ KỸ THUẬT ABYCAP
1. Đại cương:
Kỹ thuật hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể (ECLS: extra-corporeal life support) là tên gọi chung cho kỹ thuật oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO: extra-corporeal membrane oxygenation) và kỹ thuật loại bỏ CO2 ngoài cơ thể (ECCO2R: extra-corporeal CO2 removal).
Thở máy cho bệnh nhân (BN) suy hô hấp do tổn thương phổi nặng phải theo chiến lược “bảo vệ phổi”. Trong chiến lược này, tình trạng oxy hóa máu có thể đạt được, tuy nhiên, những BN này thường có tình trạng toan hô hấp, tăng CO2 nghiêm trọng dẫn đến nhiều biến chứng. Vấn đề tăng CO2 có thể giải quyết bằng kỹ thuật loại bỏ CO2 ngoài cơ thể (ECCO2R).
Có 2 phương thức ECCO2R: 1) Arterio – venous ECCO2R (A-V ECCO2R): máu được lấy ra từ catheter đặt vào động mạch đùi, đi qua màng trao đổi khí bằng polymethylpentene rồi trả về tĩnh mạch. Dòng máu đi qua màng trao đổi khí nhờ vào chênh áp giữa ĐM và TM chứ không dùng bơm nên hệ thống rất đơn giản. Tuy nhiên, phương thức này không phù hợp với những BN có suy tim hoặc sốc đi kèm. Biến chứng nghiêm trọng nhất là thiếu máu nuôi chi và thuyên tắc do huyết khối. Phương thức này còn được biết đến với một số tên gọi khác: arteriovenous CO2 removal (AVCO2R), pumpless extracorporeal lung assist (PECLA), arteriovenous extracorporeal lung assist (AV-ECLA); 2) Low – flow veno – venous ECCO2R: được giới thiệu 2006, sử dụng catheter 2 nòng đặt vào 1 tĩnh mạch và dùng bơm con lăn tạo ra tốc độ dòng máu thấp 300 – 500 mL/p. Máu sẽ được lấy ra từ tĩnh mạch lớn, bơm qua màng trao đổi khí (cho oxy 100% vào để đẩy CO2 ra) rồi trả máu giàu oxy, ít CO2 về tĩnh mạch chủ gần nhĩ (P). Do tốc độ dòng máu chỉ bằng 5 – 10% cung lượng tim nên phương thức này chỉ có khả năng loại bỏ 15 – 25% CO2 cơ thể tạo ra và ít có tác dụng cải thiện oxy hóa máu. Ưu điểm nổi bật là tính an toàn cao, rất ít biến chứng.
❖ Kỹ thuật ABYLCAP:
– ABYLCAP là phương thức Low flow V-V ECCO2R do Bellco phát triển trên máy lọc máu liên tục Lynda.
– Sử dụng màng trao đổi khí Lilliput ECMO2: chất liệu màng bằng Polymethylpentene được bọc bằng công nghệ “plasma-tight” giúp tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu và khí nhưng vẫn đảm bảo trao đổi khí bằng cơ chế khuếch tán, diện tích màng = 0.67 m2
– Tuổi thọ màng ~ 5 ngày
– Hệ thống sử dụng máy lọc máu liên tục Lynda nên tốc độ dòng máu tối đa 450 mL/p ~ 10% cung lượng tim.
– Do tốc độ dòng máu thấp nên có thể sử dụng catheter 2 nòng 13 – 14F ^ dễ đặt và ít biến chứng.
– ABYLCAP sử dụng máy lọc máu liên tục Lynda nên có độ an toàn cao và giảm chi phí đầu tư.
2. Chỉ định:
– Phối hợp với thở máy theo chiến lược bảo vệ phổi trong điều trị ARDS, ECCO2R được chỉ định khi có tình trạng toan hô hấp kháng trị hoặc không thể duy trì Pplat < 30 cmH2O.
– Hen phế quản hoặc COPD với PaCO2 > 80 mmHg và pH < 7.2
3. Chống chỉ định:
Hầu hết chống chỉ định là tương đối, cần cân nhắc giữa lợi ích ECCO2R mang lại và nguy cơ có thể xảy ra.
3.1. CCĐ tương đối:
– Thở máy áp lực cao (Pplat > 30 cmH2O) trong hơn 7 ngày.
– Thở máy FiO2 > 0.8 trong hơn 7 ngày.
– Không thể thiết lập đường lấy máu.
– Bất kỳ tình trạng suy cơ quan không thể đảo ngược (tổn thương não không thể hồi phục) hoặc ung thư ác tính không chữa được.
3.2. CCĐ tuyệt đối: không thể sử dụng kháng đông.
4. Chuẩn bị:
4.1 Chuẩn bị nhân lực: 01 bác sĩ và 02 điều dưỡng cho một kíp kỹ thuật làm việc trong 08 giờ, đã được đào tạo về kỹ thuật ABYCAP.
4.2 Chuẩn bị dụng cụ:
Số TT | Vật tư tiêu hao | Đơn vị | Số lượng |
1 | Bộ kít ABYCAP (quả lọc và dây lọc) | Bộ | 1 |
2 | Natrichlorua 0.9% 500 ml | Chai | 20 |
7 | Nước cất vô trùng | Chai | 2 |
8 | Găng vô trùng | Đôi | 5 |
9 | Găng khám | Đôi | 5 |
10 | Kim lấy thuốc | Cái | 5 |
11 | Bơm tiêm 1ml | Cái | 3 |
12 | Bơm tiêm 5ml | Cái | 5 |
13 | Bơm tiêm 10ml | Cái | 5 |
14 | Bơm tiêm 20ml | Cái | 5 |
15 | Bơm tiêm 50ml | Cái | 5 |
16 | Dây truyền | Cái | 2 |
17 | Gạc vô trùng loại nhỏ | Miếng | 10 |
18 | Băng dính | Miếng | 2 |
19 | Iodine 10% | Lọ | 1 |
20 | Mũ phẫu thuật | Cái | 1 |
21 | Khẩu trang phẫu thuật | Cái | 1 |
22 | Kẹp có mấu, không mấu | Cai | 2 |
23 | Kelly nhỏ | Cái | 1 |
24 | Kìm mang kim | Cái | 1 |
25 | Kéo thẳng nhọn | Cái | 1 |
26 | Hộp gòn | Cái | 1 |
27 | Chén vô trùng | Cái | 1 |
28 | Khay quả đậu | Cái | 1 |
29 | Áo mổ vô trùng | Cái | 1 |
30 | Săng có lỗ vô trùng | Cái | 1 |
31 | Dung dịch Anois rửa tay nhanh | mL | 50 |
32 | Xà phòng rửa tay | mL | 20 |
33 | Khử trùng máy (20 ca/lần) | Lần | 0.05 |
34 | Chi phí bão dưỡng máy (20 ca/lần) | Lần | 0.05 |
35 | Chi phí khấu hao (1000 ca/năm) | Ca | 0.001 |
36 | Catheter lọc máu 2 nòng 14F | Cái | 1 |
Lắp hệ thống dây, quả vào máy lọc máu, mồi dịch và test máy theo quy trình.
4.3 Chuẩn bị bệnh nhân:
– Giải thích kỹ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
– Bệnh nhân nằm đầu cao 300 nếu không có chống chỉ định.
– Đặt catheter 2 nòng vào TM bẹn hoặc TM cảnh trong (xem quy trình đặt catheter TM trung tâm).
– Đảm bảo hô hấp và huyết động trước lọc máu.
4.4 Hồ sơ bệnh án: cho ký cam kết đồng ý kỹ thuật theo qui định.
V. Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra lại các chỉ định, chống chỉ định
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật:
a. Đặt catheter, nối máy và chạy máy:
– Thiết lập đường lấy máu TM bằng catheter 2 nòng có đường kính 14F, vị trí TM đùi, cảnh trong hoặc dưới đòn.
– Lấp đầy, làm sạch, đuổi khí hệ thống ABYLCAP theo hướng dẫn trên máy.
– Kết nối máy với BN.
– Cài đặt thông số: tốc độ dòng máu 450ml/phút, tốc độ dòng dịch làm ấm 12L/giờ, dòng oxy 2 lít/phút.
– Chống đông: heparin không phân đoạn, bolus 1000UI, duy trì 500 – 1000UI/giờ nhằm duy trì ACT 160 – 200 giây.
– Thời gian lọc máu: cho một quả lọc thay đổi tùy theo đời sống của quả lọc, trung bình 3 – 5 ngày.
– Tiêu chuẩn ngừng lọc máu: khi các chỉ định để lọc máu không còn nữa.
b. Kết thúc:
– Ngừng chống đông 30 phút trước khi kết thúc.
– Dồn trả máu lại cho BN bằng cách kết nối với 500ml NaCl 0.9%
VI. Theo dõi:
6.1 Tình trạng BN:
6.1.1 Lâm sàng: các dấu hiệu sinh tồn, vị trí catheter – chân catheter, tình trạng của chi được đặt catheter, các dấu hiệu xuất huyết, cân bằng dịch xuất nhập.
6.1.2 Cận lâm sàng:
– Thực hiện KMĐM mỗi 2 giờ để đánh giá hiệu quả loại bỏ CO2 và điều chỉnh thông số cài đặt cho phù hợp.
– Theo dõi đông máu, ion đồ, đường huyết mao mạch mỗi 4 giờ, công thức máu mỗi 12 giờ.
5.2 Các thông số của máy:
– Theo dõi các thông số của máy: áp lực hút máu, áp lực trả máu về.
– Theo dõi các báo động trên máy lọc máu để xử lý kịp thời.
VII. Biến chứng và xử trí:
– Chảy máu: có thể do rối loạn đông máu trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn hoặc do quá liều thuốc chông đông hoặc phối hợp. Xử trí: truyền thêm các chế phẩm máu nếu có chỉ định, nếu do quá liều thuốc chống đông cần phải điều chỉnh lại liều chống đông thậm chí dung thêm protamine sulfat.
– Tắc quả lọc: thường do sử dụng chống đông chưa phù hợp cần điều chỉnh liều thuốc chống đông.
– Nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn tại vị trí đặt catheter, tại các đầu kết nối với các thiết
bị đặt trong mạch máu….. Khắc phục bằng cách tuân thủ các nguyên tắc vô
khuẩn khi làm thủ thuật và theo dõi sát các dấu hiệu nhiễm khuẩn, rút bỏ ngay các dụng cụ đặt trong lòng mạch và cấy tìm vi khuẩn khi nghi ngờ có biểu hiện nhiễm khuẩn.
– Các biến chứng khác: đông quả, khắc phục bằng cách thay quả lọc mới.
Tài liệu tham khảo:
1. Baker A, Richardson D, Craig G (2012). Extracorporeal carbon dioxide removal (ECCO2R) in respiratory failure: an overview, and where next?. JICS Volume 13, Number 3, July 2012
2. Extracorporeal Life Support Organization (ELSO). General Guidelines for all ECLS Cases. 2009
3. Extracorporeal Life Support Organization (ELSO). Patient Specific Supplements to the ELSO General Guidelines. 2009
4. Gattinioni L, Pesenti A, Mascheroni D et al (1986). Low-frequency positive-pressure ventilation with extracorporeal CO2 removal in severe acute respiratory failure. JAMA 1986;256:881-86