DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ CHẠY THẬN NHÂN TẠO – THẨM PHÂN PHÚC MẠC

DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ CHẠY THẬN NHÂN TẠO – THẨM PHÂN PHÚC MẠC

1. Nguyên tắc điều trị:

– Tăng cung cấp chất đạm nhằm bù bắp lại lượng đạm hao hụt trong quá trình lọc thận hoặc thẩm phân

– Cung cấp đủ năng lượng, tránh dị hóa protein và hạn chế suy dinh dưỡng

– Lượng dịch phụ thuộc lượng nước tiểu và lượng dịch được lấy ra qua lọc

– Hạn chế Natri tùy theo tình trạng phù, tăng huyết áp, suy tim

– Điều chỉnh Kali theo ion đồ

– Bổ sung canxi và các vitamin nhóm B, C, sắt, acid folic,…

2. Nhu cầu dinh dưỡng:

2.1 Năng lượng cao: 35-40kcal/kg /ngày

2.2 Giàu chất đạm (protid): 1.2-1.4 g/kg/ngày

Dùng đạm quí có giá trị sinh học cao để đủ acid amin cần thiết và có tỉ lệ hấp thu cao như: sữa, trứng, thịt cá …

Tỉ lệ protid động vật >60%. Hạn chế các loại đạm thực vật từ các loại đậu đỗ

2.3 Chất béo (lipid): 25-30 % tổng năng lượng

2.4 Chất bột đường (glucid):55-60% tổng năng lượng

2.5 Phốt phát: <1200mg/ngày .

2.6 Natri: 2000- 3000mg

2.7 Kali: 2000-3000mg/Chạy thận nhân tạo 3000-4000 mg/ thẩm phân phúc mạc <1500mg khi có tăng kali máu , phù và tiểu ít

2.8 Nước: 1000-1500 ml

Tổng lượng nước = nước uống + nước pha sữa + nước canh Lượng nước nhập còn phụ thuộc lượng dịch được lọc rút ra mỗi ngày

2.9 Vitamin và khoáng chất khác: cần bổ sung canxi, vitamin nhóm B, C , sắt .

3. Tư vấn người bệnh

3.1 Những điều nên thực hiện:

– Nên giảm bớt cơm và thức ăn từ gạo như ( phở, nui, bún,..) và ăn thêm các chất tinh bột ít đạm như : khoai lang, khoai mì, khoai sọ, miến dong, bột sắn dây, …

– Tăng cường các thực phẩm giàu đạm quí từ thịt ,cá, trứng , sữa, đậu nành,.

– Hạn chế thực phẩm giàu phot pho có trong đồ lòng, lòng đỏ trứng, tôm cua,..

– Hạn chế muối bằng cách không ăn các thức ăn chế biến sẳn có nhiều muối , không dùng thêm nước chấm mặn và nêm ít muối ,mì chính hoặc không cho thêm muối khi chế biến món ăn.

– Hạn chế lượng nước uống phụ thuộc vào lương dịch lấy ra.

– Rau, trái cây cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và cũng chứa nhiều kali, nên ăn ít và chọn loại ít kali hơn hoặc thực hiện cách chế biến giảm kali (luộc bỏ nước hoặc cắt ngâm trong nước ). Tuy nhiên nên dựa vào kết quả xét nghiệm máu để điều chỉnh lượng muối và kali phù hợp.

– Uống thêm 2-3 ly sữa /ngày. Chọn sữa chuyên biệt giàu đạm, giàu năng lượng nhưng ít muối.

3.2 Những điều cần tránh:

– Không hạn chế muối nước khi đã lọc thận.

– Ăn thoải mái rau, trái cây.

– Ăn nhiều thức ăn giàu chất béo no: bơ, phô mai, thịt mỡ, da,.

4. Phụ lục

Hàm lượng kali trong các loại rau, trái cây (mg kali trong 100g thực phẩm)

Rau

Trái cây

Bông cải xanh

530

Nhãn khô

1200

Củ dền

500

Nho khô

740

Măng chua

486

Trái bơ

720

Rau dền

476

Sầu riêng

601

Rau ngót

457

Mít

368

Rau đay

444

Thanh long

350

Rau mồng tơi

391

Chuối

329

Súp lơ

349

Nhãn khô

257

Bí đỏ

349

Đu đủ chín

286

Rau muống

331

Dâu tây

200

Su hào

321

Dưa hấu

187

Nấm rơm

317

Vải

170

Cà chua

275

Đào

170

Cà rốt

266

Bưởi

159

Khổ qua

260

Dứa (khóm)

157

Đậu cô ve

254

Nho ngọt

130

Củ cải trắng

242

Nho ta

120

Cà tím

220

Xoài

114

Cải cúc

219

Quýt

111

Cải bắp

190

Cam

108

Dưa chuột

169

Táo tây

102

Giá đậu xanh

164

Măng cụt

100

Mướp

150

Hồng xiêm

94

Bí đao

150

88

Bầu

130

Dưa bở (dưa gang)

30

5. Tài liệu tham khảo

5.1 Nguyễnvăn Xang. Chế độ ăn trong bệnh suy thận mạn có lọc thận ngoài thận có chu kỳ. Dinh dưỡng lâm sàng 2002. Viện Dinh dưỡng. Trang 256-260.

5.2 Bộ y tế. Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện 2007. Trang 14-16.

5.3 Chế độ ăn trong bệnh suy thận mãn. Một số chế độ ăn điều trị 2000. Bệnh viện Chợ Rẫy – Trang 38-39.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *